TÌNH HÌNH RỆP SÁP HỒNG HẠI MÌ (SẮN) TẠI TÂY NINH

Thứ ba - 24/12/2013 17:00 199 0

Tây Ninh, ngày  23 tháng 12  năm 2013

TÌNH HÌNH RỆP SÁP HỒNG HẠI MÌ (SẮN) TẠI TÂY NINH

 
   

 1. Tình hình sản xuất cây mì (sắn) tại tỉnh Tây Ninh           

Năm 2013, diện tích canh tác mì toàn tỉnh là 34.596 ha, gồm: vụ Đông xuân 2012-2013 là 20.567 ha, đã được thu hoạch với năng suất bình quân đạt 29 tấn/ha; vụ Hè thu trồng 9.854 ha và vụ Thu đông xuống giống 4.175 ha. Mì được trồng hầu hết tại 9 huyện/thị trong tỉnh, trong đó các huyện có diện tích trồng nhiều là Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu và Thị xã Tây Ninh.

            Vụ Đông xuân 2013 – 2014 đang xuống giống, tính đến 17/12/2013 đã trồng mới được 12.583 ha.

2. Tình hình rệp sáp hồng hại mì tại Tây Ninh

            - Năm 2013, tính đến tháng 6, số diện tích mì nhiễm rệp sáp hồng trên toàn tỉnh được thống kê là 1.142,6 ha. Phân theo mức độ hại: 694,7 ha nhiễm dưới 30%, 345 ha nhiễm từ 30 – 70% và 102,9 ha nhiễm trên 70%. Phân bố tại 38 xã, thị trấn thuộc 8 huyện, thị (riêng huyện Trảng Bàng chưa phát hiện). Rệp sáp hồng phát sinh, lây lan và gây hại mạnh trong các tháng mùa khô  từ  tháng 2 – 5 năm 2013.

- Từ tháng 7 đến tháng 10 tình hình rệp sáp hồng trên đồng đã giảm mạnh, mật số rất thấp, rải rác không đáng kể; số diện tích bị nhiễm rệp trước đây hiện nay đã thu hoạch xong.

- Vào giữa – cuối tháng 11 thời tiết giảm mưa, nắng nóng trở lại, qua điều tra  phát hiện 11,1 ha trồng vào đầu mùa mưa bị nhiễm rệp sáp hồng tại 02 huyện Châu Thành và Dương Minh Châu. Trong đó: 9,6 ha bị gây hại nhẹ (tỷ lệ 1 – 10%) và 1,5 ha bị gây hại trung bình (tỷ lệ nhiễm 10 – 25%). Tuy nhiên, tính đến ngày 17/12/2013, đã có 5 ha/11,1 ha nhiễm mới này đã được thu hoạch; còn 6,1 ha đã phóng thích ong ký sinh để quản lý rệp, kết quả: > 30 ngày sau thả ong, cây mì bị nhiễm rệp phục hồi đang ra ngọn lá mới.

3. Tiến độ thực hiện nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng

            Đã hoàn chỉnh quy trình nhân nuôi phù hợp điều kiện thực tế tại Tây Ninh, đang nhân nuôi tích lũy số lượng ong ký sinh và phóng thích ra đồng có kết hợp theo dõi và đánh giá hiệu quả phòng trừ.

 4. Tiến độ thực hiện công tác chống dịch

            - Tập huấn hộ nông dân trồng mì: Lũy kế đến ngày 17/12/2013 đã tổ chức 160 lớp cho 4.800 nông dân trồng mì tham gia.

            - Tính đến ngày 17/12/2013, đã phóng thích được 3.800 cặp ong ký sinh rệp sáp bột hồng hại mì tại xã Ninh Sơn – Thị xã (2.000 cặp), An Bình – Châu Thành (1.000 cặp), xã Suối Đá – DMC (500 cặp) và xã Thạnh Tây – Tân Biên (300 cặp).

            - Đang thực hiện 02 lớp IPM huấn luyện nông dân quản lý rệp sáp hồng hại mì (sắn) bằng biện pháp sinh học cho nông dân trồng mì xã Thạnh Tây (Tân Biên) và  với nguồn kinh phí do tổ chức FAO tài trợ. Tiến độ thực hiện:

            + Lớp IPM xã Thạnh Tây – Tân Biên: Đã tập huấn lần 3/12 lần.

            + Lớp IPM xã  Tân Hưng – Tân Châu: Khai giảng ngày 20/12/2013.

 

 

                                                                                  CHI CỤC TRƯỞNG

      

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây