Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.200 |
25 |
2,1 |
- Rau các loại |
5.084 |
871 |
12,0 |
- Đậu các loại |
1.168 |
10 |
0,8 |
- Khoai các loại |
304 |
|
|
- Bắp |
770 |
63 |
6,0 |
- Dưa hấu |
43 |
16 |
15,0 |
- Mì trồng mới |
4.175 |
Đông Xuân 2012-2013: 11.611 |
28,0 |
- Mía trồng mới |
436 |
|
|
- Mè |
47 |
3 |
0,8 |
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua:
Vụ Thu Đông 2013:
Cây lúa:
Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 1.420 ha, tăng 298 ha so với tuần trước, chủ yếu ở mức hại nhẹ. Các đối tượng gây hại phổ biến:
+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 663 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng 326 ha so với tuần trước, phát sinh gây hại chủ yếu tại các huyện: Châu Thành, Dương Minh Châu, Thị xã và Bến Cầu.
+ Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 167 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng 55 ha so với tuần trước.
+ Bệnh đạo ôn lá: Gây hại 321 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, giảm nhẹ so với tuần trước, phát sinh gây hại phổ biến trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 5 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng bị gây hại 25-30% lá (mức nặng) tại huyện Trảng Bàng
+ Bệnh khô vằn: Nhiễm nhẹ 140 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh, giảm 46 ha so với tuần trước.
+ Các dịch hại khác: Phát sinh với diện tích nhiễm ít, mật số thấp, gồm có: chuột (30 ha), sâu phao (25 ha), sâu đục thân (21 ha), cháy bìa lá (42 ha), lem lép hạt (5 ha), vàng lá chín sớm (3 ha), đạo ôn cổ bông (3 ha).
Cây trồng khác:
- Rau các loại: Tổng diện tích nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại là 307 ha, tăng 18 ha so với tuần trước, chủ yếu gây hại nhẹ. Một số đối tượng phát sinh với diện tích nhiễm nhiều là: Sâu xanh (50 ha), rầy mềm (48 ha), bọ trĩ (24 ha) và bệnh thán thư (87 ha).
- Cây mãng cầu ta: 54 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như bọ vòi voi (21 ha), ruồi đục quả (18 ha), rệp sáp (15 ha) giảm 14 ha so với tuần trước.
- Cây cao su: Bệnh nấm hồng gây hại nhẹ 44 ha cao su 5-10 năm, tăng 29 ha o với tuần trước, phân bố tại 2 huyện Tân Biên (30 ha) và Thị xã (14 ha).
- Cây mì: Bệnh cháy lá do vi khuẩn gây hại 39 ha mì 4-7 tháng, trong đó có 30 ha bị gây hại với tỷ lệ 40-70% tại xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu. Ngoài ra, trong tuần đã phát hiện 2 ha mì 4-7 tháng nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng tại xã Trường Đông, huyện Hòa Thành.
- Cây đậu phộng: 31 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như bệnh đốm lá (23 ha) và sâu khoang (9 ha) tại Thị xã.
- Tình hình rầy nâu di trú vào đèn từ ngày 09/10/2013 – 15/10/2013:
Trong tuần, rầy nâu di trú vào đèn với số lượng nhiều. Số lượng rầy nâu vào đèn cao nhất vào đêm ngày 09/10/2013 với 102.400 con/bẫy tại xã Phước Vinh, huyện Châu Thành.
Cụ thể như sau:
Huyện |
Xã |
Từ ngày 09/10/2013 đến ngày 15/10/2013 |
||||||
09/10 |
10/10 |
11/10 |
12/10 |
13/10 |
14/10 |
15/10 |
||
Hòa Thành |
L.T.Trung |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Trảng Bàng |
Gia Bình |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Phước Chỉ |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Gò Dầu |
Hiệp Thạnh |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Thạnh Đức |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Bến Cầu |
Lợi Thuận |
0 |
5 |
216 |
86 |
24 |
9 |
3 |
Long Thuận |
0 |
42 |
220 |
74 |
10 |
4 |
0 |
|
Châu Thành |
Trí Bình |
27 |
0 |
224 |
112 |
37 |
0 |
0 |
Phước Vinh |
72 |
102.400 |
986 |
345 |
0 |
173 |
244 |
|
DMC |
Chà Là |
0 |
0 |
0 |
0 |
17 |
53 |
97 |
Tân Biên |
Mỏ Công |
312 |
6.896 |
9.432 |
0 |
0 |
208 |
112 |
III. Dự kiến tình hình sinh vật hại trong 7 ngày tới:
Trong tuần tới, rầy nâu và nhóm đối tượng bệnh hại gồm: Bệnh đạo ôn, vàng lá chín sớm, cháy bìa lá, khô vằn….tiếp tục phát sinh gây hại, gia tăng diện tích nhiễm và mức độ gây hại trên các giai đoạn của cây lúa, nhất là trà lúa đẻ nhánh - làm đòng - trổ và những ruộng bón thừa đạm, sạ dày, gieo sạ giống nhiễm,... Ngoài ra, cần lưu ý một số đối tượng gây hại khác như: Sâu phao, sâu đục thân, OBV và chuột tiếp tục phát sinh gây hại.
Bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, nắm sát diễn biến của các đối tượng gây hại để sớm phát hiện, chủ động phòng trừ, hạn chế tối đa thiệt hại năng suất cuối vụ.
Các cây trồng khác:
- Cây rau: Lưu ý các đối tượng thuộc nhóm bệnh hại (thối nhũn, thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá …) phát sinh gây hại nhiều hơn.
- Cây mãng cầu ta: Các dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mì: Theo dõi sát diễn biến của Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng và bệnh cháy lá do vi khuẩn gây ra.
- Cây mía: Lưu ý các đối tượng như sâu đục thân, bệnh rượu…
- Cây cao su: Lưu ý các bệnh như vàng rụng lá Corynespora, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora, …
* Một số đặc điểm nhận diện bệnh đốm lá do vi khuẩn gây ra trên cây khoai mì:
- Vết bệnh xuất hiện trên phiến lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu xanh xám, có góc cạnh. Về sau vết bệnh lớn dần, chuyển màu nâu, xung quanh vết bệnh có viền vàng, làm cháy một mảng lá, lá mềm nhũn và rũ xuống.
- Vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch dẫn tạo thành những vết xì mủ ở cuống lá và thân non, rễ và củ. Cây bị nặng lá héo rũ, cành và có khi cả cây bị chết.
* Biện pháp phòng trừ
- Trồng giống chống chịu bệnh.
- Xử lý đất, tàn dư cây mì và hom giống, không dùng hom giống đã nhiễm bệnh.
- Bón phân cân đối, không bón dư thừa phân đạm.
- Sử dụng thuốc đặc trị bệnh do vi khuẩn gây ra trong danh mục thuốc BVTV Việt Nam.
Lưu ý: Khi cây mì bị bệnh phải ngưng ngay việc bón phân, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh. Chỉ bón phân sau khi đã xử lý tốt bệnh, quan sát thấy vết bệnh đã khô hoàn toàn.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc