DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 09/10/2013 – 15/10/2013

Thứ hai - 28/10/2013 17:40 116 0

 

I. Tình hình sản xuất:

- Vụ Thu Đông 2013:

Cây lúa: Hiện nay, toàn tỉnh đã xuống giống được 48.885 ha, đạt 88,9% KH. Trong đó: giai đoạn mạ 939 ha; đẻ nhánh 23.081ha, làm đòng 17.473 ha, trổ 5.128 ha, chín 1.651, thu hoạch được 613 ha tại huyện Trảng Bàng và Gò Dầu với NSBQ 5 tấn/ha.

Cây trồng khác:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.146

10

2,1

- Rau các loại

4.705

793

12,0

- Đậu các loại

1.144

10

0,8

- Khoai các loại

290

 

 

- Bắp

762

63

6,0

- Dưa hấu

43

16

15,0

-  Mì trồng mới

2.940

Đông Xuân 2012-2013: 11.611

28,0

-  Mía trồng mới

436

 

 

- Mè

50

3

0,8

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua:

- Vụ Thu Đông 2013:

Cây lúa: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 1.122 ha, giảm 221 ha so với tuần trước, chủ yếu ở mức hại nhẹ. Các đối tượng gây hại phổ biến:

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 377 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, giảm 125 ha so với tuần trước, tuổi rầy phổ biến giai đoạn tuổi 1- 2, phát sinh gây hại chủ yếu tại các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu và Thị xã.

+ Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 112 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng nhẹ so với tuần trước.

+ Bệnh đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 327 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, giảm 192 ha so với tuần trước, phát sinh gây hại phổ biến trên địa bàn tỉnh.

+ Bệnh khô vằn: Nhiễm nhẹ 186 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh, tăng 69 ha so với tuần trước.

+ Các dịch hại khác: Phát sinh với diện tích nhiễm ít, mật số thấp, gồm có: Sâu phao (25 ha), sâu đục thân (16 ha), chuột (6 ha), cháy bìa lá (36 ha), vàng lá chín sớm (30 ha), đạo ôn cổ bông (4 ha), lem lép hạt (3 ha).

Cây trồng khác:

- Rau các loại: Tổng diện tích nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại là 289 ha, tăng nhẹ so với tuần trước, chủ yếu gây hại nhẹ. Một số đối tượng phát sinh với diện tích nhiễm nhiều là: sâu xanh (51 ha), rầy mềm (47 ha) và bệnh thán thư (78 ha).

- Cây mãng cầu ta: 68 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như bọ vòi voi (21 ha), ruồi đục quả (20 ha), rệp sáp (18 ha) và bệnh thán thư (9 ha), giảm 31 ha so với tuần trước.

- Cây cao su: Bệnh nấm hồng gây hại nhẹ 15 ha cao su 5-10 năm tại 2 xã Thạnh Bắc (10 ha) và Thạnh Bình (5 ha) huyện Tân Biên.

III. Dự kiến tình hình sinh vật hại trong 7 ngày tới:

            Điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho các đối tượng nhóm bệnh hại như: bệnh đạo ôn, vàng lá chín sớm, cháy bìa lá, khô vằn….tiếp tục phát sinh gây hại, gia tăng diện tích nhiễm và mức độ gây hại trên các giai đoạn của cây lúa, nhất là trà lúa đẻ nhánh - làm đòng - trổ và những ruộng bón thừa đạm, sạ dày, gieo sạ giống nhiễm,...

Bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, nắm sát diễn biến của các loại bệnh hại để sớm phát hiện, chủ động phòng trừ, hạn chế tối đa thiệt hại năng suất cuối vụ. Ngoài ra, cần lưu ý một số đối tượng gây hại như: rầy nâu, sâu phao, sâu đục thân, OBV và chuột tiếp tục phát sinh gây hại.

Các cây trồng khác:

- Cây rau: Thời tiết có mưa dông nhiều, lưu ý các đối tượng thuộc nhóm bệnh hại  (thối nhũn, thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá …) phát sinh gây hại nhiều hơn. 

- Cây mãng cầu ta: Các dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây mì: Theo dõi sát diễn biến của Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng và bệnh cháy lá do vi khuẩn gây ra.

- Cây mía: Lưu ý các đối tượng như sâu đục thân, bệnh rượu…

- Cây cao su: Lưu ý các bệnh như vàng rụng lá Corynespora, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora, …

* Một số đặc điểm về bệnh khô vằn gây hại trên lúa:

- Bệnh khô vằn nhiều nơi còn gọi là bệnh đốm vằn, ung thư, bệnh úng, bã trầu,… Đây là loại bệnh xuất hiện rất phổ biến trên lúa.

- Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường xuất hiện trên ruộng lúa sạ dầy từ cuối giai đọan đẻ nhánh đến làm đòng - trổ. Bệnh phát triển mạnh khi bón nhiều phân đạm. Hầu hết các giống lúa đều không kháng được bệnh khô vằn.

- Triệu chứng:

            + Vết bệnh xuất hiện đầu tiên: là những đốm có màu nâu nhạt đến xám, thường ở bẹ lá phía dưới, chỗ gốc lúa tiếp giáp mặt nước và có kích thước khác nhau với đường viền màu nâu.

+ Vết bệnh phát triển: có nhiều viền vằn vện chồng chất lên nhau. Trong điều kiện ẩm độ cao có thể quan sát thấy lớp tơ nấm trên vết bệnh.Vết bệnh sau đó lây lan sang theo chiều ngang do tiếp xúc với cây lúa bên cạnh. Bệnh tiếp tục lây lan dần lên trên khi cây lúa phát triển tán lá khép kín.

+ Vào cuối giai đoạn phát triển, trên vết bệnh hình thành các hạch nấm. Hạch nấm ban đầu có màu trắng sau hóa nâu, kích thước từ 0,5 – 3 mm. Hạch nấm dể dàng rơi rụng và là nguồn lây lan cho mùa sau. Bệnh nặng làm bông lúa lép lững, cây lúa cháy khô từng chòm như cháy rầy. Trên ruộng, bệnh xuất hiện thành từng ổ, sau đó có thể lan ra cả ruộng, làm năng suất lúa nghiêm trọng.

Bệnh có thể tấn công lên lá đòng và cổ bông lúa.

            Hạch nấm có thể sống được 1 thời gian dài trong đất. Nguồn bệnh chủ yếu do hạch nấm tồn tại trên đất ruộng và sợi nấm ở gốc rạ, lá bệnh còn lại sau thu họach hoặc do hạch nấm di chuyển theo nguồn nước.

- Điều kiện bệnh phát sinh, phát triển mạnh:

+ Nhiệt độ và ẩm độ cao.

+ Sạ cấy quá dầy.

+ Bón thừa đạm.

- Biện pháp phòng trị:

            + Khó thực hiện biện pháp phòng ngừa do hạch nấm tồn tại trong đất.

            + Ruộng bị nặng nên cày ải phơi khô đất.

            + Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ dại, tiêu huỷ tàn dư thực vật, loại bỏ các cây ký chủ lưu tồn bệnh như cỏ lồng vực, cỏ ống,... Trên các mương dẫn nước cần phải làm sạch cỏ, vớt lục bình,…

            + Gieo sạ với  mật độ hợp lý 120 – 150 Kg/ha hoặc  sạ hàng từ 80 – 100 kg/ha.

            + Bón phân cân đối giữa N - P - K, không nên  bón dư đạm.

            + Dùng thuốc hóa học: Validacin 5SL, Monceren 25WP, Anvil5SC, Bonanza 100DD, Nativo, Opus 125SC, ….

CHI CỤC BVTV TÂY NINH


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây