Giải pháp nâng cao năng suất cây đậu phọng Tỉnh Tây Ninh

Thứ ba - 01/01/2013 14:50 754 0
Hằng năm diện tích đậu phộng Tây Ninh trên 20.000 ha, năng suất bình quân 27 tạ/ha

 Ks. Nguyễn Văn Nhân - TTKN

T

?view=att&th=137fdc2b8eb81299&attid=0ây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có biên giới giáp Campuchia dài 240km, diện tích tự nhiên 402.815 ha, diện tích đất nông nghiệp trên 280.000 ha; có 80% dân số sống bằng nghề nông. Tây Ninh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp, tập trung những cây thế mạnh như : Mía, cao su, mì, đậu phộng,…. Đồng thời, Tây Ninh nằm cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những khu tam giác công nghiệp lớn của cả nước, có đường quốc lộ đi qua hai cửa khẩu quốc gia Mộc Bài, Xa Mát nối liền Việt Nam và Campuchia. Hằng năm diện tích đậu phộng Tây Ninh trên 20.000 ha, năng suất bình quân 27 tạ/ha và việc mở rộng diện tích đậu phộng là một nhu cầu bức thiết của các nhà nông . 

Bên cạnh đó Tây Ninh là tỉnh có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống lạc, có diện tích nhiều nhất ở miền Đông Nam Bộ và cả nước, nông dân nơi đây có truyền thống sản xuất cây lạc (đậu phộng) lâu đời, có nhiều cụm chế biến công nghiệp, chế biến dầu thực vật. Ngoài ra có hệ thống kênh mương nội đồng rất tốt để phát triển không những cây lạc mà còn cho các cây trồng khác. Vì vậy, cây lạc luôn là sự lựa chọn để phát triển của nhiều nông hộ và tập đoàn sản xuất. Tuy nhiên, người dân vẫn luôn đắn đo khi lựa chọn để phát triển nông hộ. Giống lạc tốt, năng  suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện địa phương, phù hợp xu thế tiêu thụ trong vùng là vấn đề cần quan tâm.

* Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình canh tác cây đậu phộng thời gian qua:

       Nhìn chung tốc độ tăng năng suất cây đậu phộng so với các cây trồng khác như: Lúa, bắp, mía, mì,... còn rất chậm, do những nguyên nhân sau:

       - Thiếu giống mới có năng suất cao, kháng sâu bệnh;

       - Chưa có quy trình thâm canh thích hợp;

       - Tập quán còn dùng tro dừa để bón làm tăng chi phí đầu tư và nâng cao giá thành sản phẩm.

- Chưa áp dụng khâu cơ giới hóa thu hoạch trên cây đậu phộng, đồng thời yếu tố kinh tế-xã hội cũng tác động mạnh đến việc sản xuất cây đậu phộng như giá cả thị trường.

Trong các yếu tố trên nên việc chọn giống tốt để thay thế các giống đậu địa phương đóng vai trò quan trọng nhằm để tăng năng suất, hạ chi phí đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra cây đậu phộng là cây cải tạo đất vì có khả năng cố định đạm, đồng thời là cây cung cấp thực phẩm, cây có dầu quan trọng trong số các loại cây lấy hạt có dầu được trồng hàng năm, các phụ phẩm cây lạc dùng làm thức ăn gia súc và phân bón. Nông dân Tây Ninh có truyền thống sản xuất lạc lâu đời .

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU PHỘNG :

-  Nên sử dụng giống tốt : VD1, VD2, MD7, GV12 để thay thế giống đậu địa phương.

- Thay thế tro dừa bằng các loại phân bón khác: Phân hữu cơ vi sinh, phân bón ACA chuyên dùng cho cây đậu phộng …để hạ giá thành sản phẩm.

-  Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral (3 gr/1kg hạt ), Pothiram , Benlat C ...

- Xử lý đất bằng Basudin, Regent hoặc Furadan 3G (15-20kg/ha) hoặc nấm Tricoderma. Chú ý trên ruộng đậu có xuất hiện bệnh chết nhát ở những năm trước nên khoanh vùng và xử lý thuốc Alliete.

- Không nên bón thừa đạm.

- Sau khi gieo 10-15 ngày, nếu có cỏ chỉ,cỏ ống…dùng Onecide, Whips, Kora ...Ở giai đoạn này có cỏ hoặc không có cỏ cũng nên phun thuốc trừ cỏ để cho cây đậu phộng bè ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra hoa đậu quả được tốt hơn.

- Khống chế chiều cao cây tránh đổ ngã ở giai đoạn cây đậu phộng được 50 ngày bằng các loại thuốc: 333(bột màu cam) , Pacclobutrazol, KNO3

- Cơ giới hóa trên cây đậu phộng: Khâu làm đất, máy gieo hạt, máy lặt đậu ...

TÓM TẮT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LẠC TRÊN ĐẤT XÁM TÂY NINH :

+ Chuẩn bị đất:

- Cày lật, xới 2-3 lần thật tơi xốp, sau đó lên liếp xử lý đất bằng Basudin, Regent hoặc Furadan 3G (15-20kg/ha).

+ Chuẩn bị giống : giống VD1 hoặc VD2,  số lượng 220 kg/ha. Sau khi tách vỏ, loại bỏ hạt nhỏ, hạt nẩy mầm…tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral (3 gr/1kg hạt), Pothiram, Benlat C ...

* Phân bón : 

- Phân vô cơ bón theo công thức: N 30-50 kg + P205 80-100 kg + K20 100-120 kg + 300- 500 kg vôi.

- Tro dừa: 100-150 giạ/ha, có thể thay thế tro dừa bằng phân hữu cơ vi sinh : 1.000 kg-1.500 kg/ha.

- Đạm (Urea) : 100 kg/ha.

- Lân               : 600 kg/ha.

- Kali              : 200 kg/ha.

- Vôi               : 500 kg/ha.

* Bón lót: Tất cả vôi, lân, tro dừa (hoặc phân hữu cơ vi sinh). Kết hợp 1/3 đạm , 1/3 Kali.

* Bón thúc :15-20 ngày sau khi gieo, bón 2/3 đạm, 2/3 Kali còn lại kết hợp xới xáo.

+ Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại:

       - Trừ cỏ

+ Sau khi tỉa 1-3 ngày dùng Dual, Ronstar, Lasso (diệt hạt cỏ).

+ Sau 10-15 ngày, nếu có cỏ chỉ, cỏ ống…dùng Onecide, Whips, Kora ...Ở giai đoạn nầy nên phun thuốc trừ cỏ để cho cây đậu phộng bè ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra hoa đậu quả được tốt hơn .

       - Sâu hại:

+ Sâu xám, sâu khoang, sâu lá: Dùng Sumialpha, Decis, Cyper, Callous 500 EC.

+ Nhện đỏ các loại: Dùng Applaua, Bassa, Padan, Comite, Nissorun.

+ Sâu xanh, sâu xanh da láng: Dùng Polytrin, Atabron, Callous.

- Bệnh hại:

+ Bệnh đốm lá: Dùng Anvil, Bavistin,Tilt…phun 2 lần vào các ngày thứ 40-60 sau gieo.

+ Bệnh chết ẻo: Sử dụng biện pháp luân canh, xử lý hạt giống kết hợp phun Kasuran và Kasumin.

+ Bệnh vàng lá: Xử lý đất, hạt giống, cày phơi ải đất và các biện pháp tổng hợp khác.

Thu hoạch:

- Thu hoạch sớm làm giảm năng suất, hàm lượng dầu và chất lượng hạt.

- Thu hoạch trễ quá có thể làm gia tăng sự nhiễm nấm Aspergillus Flavus là tác nhân chính sinh ra độc tố Aflatoxin, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu lạc nhân.

- Thu hoạch tốt khi có 75% số trái ở cây là trái (mặt trong vỏ trái có những đốm nâu).

Sau khi lặt trái xong, trái được phơi thật kỹ và khô (chà thử vỏ lụa thấy tróc ra dễ) thì có thể tồn trữ ở nơi thông thoáng, tránh nơi ẩm ướt từ vách tường, mái nhà hoặc sàn nhà để nấm mốc khỏi phát triển.

Mô hình nhân giống lạc đã áp dụng nhiều năm ở Tây ninh, từ năm 2001 đến nay, mỗi năm đầu tư khoảng từ 20 ha – 70 ha. Góp phần tăng thêm hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Giống lạc VD1, VD2 có năng suất cao, kháng được bệnh vàng lá đã đem lại hiệu quả cho nông dân, mô hình nhân giống lạc mới cung cấp trên 60 tấn giống để sản xuất trong vụ Đông Xuân.

Trên đây là một số giải pháp giới thiệu đến bà con nông dân nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho mô hình trồng đậu phộng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây