Sử dụng chế phẩm BIMA (nấm Trichoderma) xử lý rơm rạ góp phần bảo vệ môi trường

Thứ ba - 28/11/2023 08:58 1.340 0

         Sau khi dự Lớp tập huấn TOT về chuyên đề :“Ứng dụng các giải pháp công nghệ xử lý nguồn phế phụ phẩm làm nguyên liệu phục vụ nông nghiệp tuần hoàn do Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh tổ chức, anh Nguyễn Thành Thu là nông dân, cộng tác viên Khuyến nông xã Long Giang, huyện Bến Cầu trở về địa bàn công tác của mình tuyên truyền vận động nông dân áp dụng giải pháp dùng chế phẩm BIMA xử lý trên rơm rạ trong vụ lúa mùa 2023.

Rơm rạ là nguồn tài nguyên phục vụ cho nhiều loại hình sản xuất như: làm nấm rơm, làm giấy, thức ăn cho gia súc, làm vật liệu phủ gốc cho cây ăn trái v.v...Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch lúa vụ hè thu năm 2023 gặp phải thời tiết mưa nhiều nên sau khi thu hoạch thì rơm bị mưa ướt ngay trên ruộng, vì vậy lượng rơm này không thể đưa máy cuộn rơm về dùng cho các mục đích nêu trên, thông thường hằng năm nông dân chờ cho trời nắng khô rơm rồi đốt để canh tác tiếp vụ lúa sau. Đây là thời cơ thuận lợi cho anh Thu vận động bà Nguyễn Thị Hương có 1,5 hecta ruộng nằm ở khu vực đồng đất mía thuộc ấp xóm khách, xã Long Giang, huyện Bến Cầu làm theo hướng dẫn của anh.

Anh phân tích trước mắt có mấy cái lợi cho bà Hương nghe theo: Một là nhờ có nấm Trichoderma phân hủy nhanh rơm rạ mà ta có thể tranh thủ gieo sạ sớm để kịp thu hoạch lúa vụ mùa mà xuống giống sớm cây bắp vụ đông xuân . Hai là không xảy ra hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi cho năng suất cao. Ba là có được nguồn dinh dưỡng hữu cơ trả lại cho đất giúp tăng độ tơi xốp, giảm được một lượng phân bón vô cơ đáng kể để bón cho cây trồng vụ sau. Bốn là rơm rạ không bị đốt làm tăng nguồn khí cacbonic vào bầu khí làm ô nhiễm bầu không khí, làm  tăng hiệu ứng nhà kính, đóng góp vào việc tăng nhiệt độ không khí là nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu, làm cho  hiện tượng hạn hán, lũ lụt ngày càng nhiều hơn ở nhiều nơi trên quả địa cầu.

Trước mắt bà Hương làm thí điểm là 1 thửa có diện tích khoảng 4 công áp dụng phun chế phẩm BIMA, để so sánh với 2 thửa còn lại có diện tích gần 1,1 ha.

Ruộng được xử lý bằng chế phẩm BIMA của Trung tâm công nghệ sinh học Tp HCM.

         Cách làm: Pha 250 g /bình 25 lít nước, phun 1 kg cho 0,4 công đất. Phun trực tiếp lên rơm rạ vào lúc chiều mát, phun xong cho máy xới trộn vào đất ( điều kiện đất phải ẩm không ngập nước). 1 tuần sau tiến hành vô nước làm đất gieo sạ bình thường.

Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của cây lúa không còn thấy hiện tượng bị ngộ độc hữu cơ như các vụ lúa trước nữa, mà lúa có màu xanh bền hơn vì vậy lượng phân bón cho lúa vụ này cũng được bà giảm bớt hơn các vụ mùa năm trước 1 bao urea và 30 kg DAP cho 1 ha.

Kết quả ruộng xử lý từ chế phẩm BIMA và đối chứng ( qui ra ha) :

       

Hạng mục

Ruộng thí nghiệm

( Xử lý chế phẩm BIMA)

Ruộng đối chứng

( Không xử lý chế phẩm BIMA)

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

  1. Vật tư

 

 

 

 

1/Lúa giống

120 kg

1.440.000

120 kg

1.440.000

Chế phẩm BIMA

2,5 kg

215.000

 

 

2/Phân bón

 

 

 

 

-Urea

150 kg

1.950.000

200

2.600.000

-DAP

100 kg

1.700.000

130

2.210.000

-Kali

50 kg

650.000

70 kg

910.000

3/Thuốc BVTV

 

 

 

 

Thuốc cỏ ( Michell)

1 chai

216.000

1chai

216.000

Thuốc xử lý hạt giống (cruiser)

4 lọ

160.000

4 lọ

160.000

Thuốc trừ bệnh

 

 

 

 

Anvil

1 lít

220.000

1 lít

220.000

help

20 gói

360.000

20 gói

360.000

5/ Công lao động:

 

 

 

 

Làm đất

1 ha

1.950.000

1 ha

1.950.000

Vét mương, gieo sạ

1 ha

700.000

1 ha

700.000

Cấy dậm

3 công

900.000

3 công

900.000

Bón phân

4 công

640.000

4 công

640.000

Phun thuốc

4 lần

1.000.000

3lần

750.000

Thu hoạch

ha

1.700.000

ha

1.700.000

Vận chuyển

110 bao

770.000

105 bao

735.000

  • Tổng chi phí

 

14.571.000

 

15.491.000

  • Năng suất lúa (lúa tươi)

5,7 tấn

46.740.000

5,5 tấn

45.100.000

  • Lợi nhuận

 

32.169.000

 

29.609.000

Giá lúa bán 8.200 đ/kg lúa tươi.

          Với kết quả trên cho ta thấy chế phẩm BIMA đã có tác dụng phân hủy nhanh rơm rạ không để lại acid hữu cơ làm hại bộ rễ của cây lúa, đồng thời trả lại một phần dinh dưỡng cho đất mà cây đã hấp thu, mà còn tăng chất mùn góp phần cải tạo lý tính của đất, giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư qua phân bón, lãi tăng lên 2.460.000 đ/ha.

          Một việc mà chế phẩm BIMA (nấm Trichoderma) mang lại đó là tạo được niềm tin cho người nông dân mạnh dạng không đốt đồng là nguyên nhân không nhỏ trong nông nghiệp góp phần gây biến đổi khí hậu, tạo nền tảng cho kỹ thuật sản xuất lúa bền vững trong tương lai. 

 

Tác giả: Khuyen nong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây