Các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm

Thứ hai - 17/04/2017 19:00 222 0

Chuyên mục

Phóng sự phát: ngày 14/01/2017

Chuyên đề: Các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm.


Câu 1: Tình hình bệnh cúm gia cầm ở Tây Ninh thời gian qua.

Năm 2014, dịch cúm gia cầm bắt đầu xảy ra từ ngày 28/01/2014 tại 02 hộ chăn nuôi thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành và xã An Thạnh, huyện Bến Cầu; sau đó dịch tiếp tục phát sinh thêm tại một số xã của huyện Châu Thành, huyện Bến Cầu và thành phố Tây Ninh; Ngày 14/02/2014, UBND tỉnh Tây Ninh có Quyết định số 350/QĐ-UBND  về việc công bố dịch cúm gia cầm tại huyện Châu Thành.

Nhờ kịp thời xử lý nên các ổ dịch đã nhanh chóng được khống chế; ngày có ổ dịch cuối cùng trên địa bàn tỉnh là ngày 02/3/2014; ngày 26/3/2014, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 679/QĐ-UBND công bố hết dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện Châu Thành.

- Dịch xảy ra tại 15 hộ chăn nuôi thuộc 12/95 xã phường thị trấn, trên địa bàn 3/9 huyện, thành phố; tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 18.394 con, chiếm 0,49% tổng đàn ( trong đó gà: 9.891 con, vịt: 8.480 con, ngan: 23 con).

- Kết quả giải trình tự gen của Cơ quan thú y vùng VI cho thấy có sự biến chủng của vi rút cúm gia cầm gây bệnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Trong năm 2014 dịch bệnh xảy ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, gây thiệt hại kinh tế thấp. Đồng thời có sự biến chủng của vi rút.

Năm 2015, 2016  bệnh cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. nhưng mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong môi trường và dễ dàng bùng phát khi có điều kiện thuận lợi; đặc biệt trong những tháng đầu năm 2017 việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật tăng lên do nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết Nguyên đán, sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Câu 2: Công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm

Để chủ động trong công tác phòng chống, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh cúm gia cầm trên toàn tỉnh từ đầu năm. Thực hiện quy hoạch chăn nuôi tập trung; xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với gà hướng tới xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

1/ Công tác tiêm phòng: đối với bệnh cúm gia cầm triển khai trên toàn tỉnh, thực hiện 2 đợt chính/năm. Tỷ lệ tiêm phòng 100% diện tiêmLoại vắc xin sử dụng H5N1. Đối tượng tiêm phòng miễn phí: Gà, vịt, ngan, cút: các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, chủ cơ sở tự chi trả kinh phí tiêm phòng.

 Ngoài ra Trạm chăn nuôi và thú y các huyện và thành phố còn tổ cức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm nuôi mới, gia cầm giống; ưu tiên đối với các xã biên giới, có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ.

 Năm 2016 số gia cầm được tiêm phòng: 2.989.116 con

2/ Công tác giám sát cúm gia cầm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chỉ đạo phòng Dịch tễ phối kết hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố và Ban thú y phường, xã tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh các hộ chăn nuôi. Đồng thời  hướng dẫn trang trại, gia trại tự giám sát theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm thông qua lượng thức ăn tiêu thụ, dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa, vận động, và những biểu hiện bất thường khác; Trường hợp nghi ngờ đàn gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cho cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Để có biện pháp phòng chống phù hợp và kịp thời.

3/ Tiêu độc sát trùng:

Triển khai 03 đợt chính /năm: Số lượng thuốc sát trùng được sử dụng là 3.420 lít. Ngoài ra Trạm chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố tăng cường công tác giám sát tiêu độc sát trùng thường xuyên ở các cơ sở chăn nuôi, cơ sở ấp nở, cơ sở giết mổ, phương tiện vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm.

4/ Công tác tuyên truyền

 Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức (đài truyền thanh, tờ rơi, băng ron...). Tổ chức  lớp tập huấn về chủ trương và kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà hướng tới xuất khẩu, biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm.

5/ Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

Trong năm 2016, đã xây dựng thêm 11 cơ sở chăn nuôi và 03 xã được công nhận an toàn dịch bệnh động vật. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 32 cơ sở chăn nuôi gia cầm (30 cơ sở chăn nuôi gà, 02 cơ sở chăn nuôi vịt,) và 03 xã được công nhận an toàn dịch bệnh động vật.

6/ Công tác Kiểm dịch động vật – kiểm soát giết mổ

 Công tác kiểm soát giết mổ được các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố quản lý và giám sát chặt chẽ từ khi động vật nhập vào cơ sở giết mổ, giết mổ, vận chuyển đảm bảo sản phẩm đạt vệ sinh thú y.

Công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm trên địa bàn tỉnh được cơ quan Thú y làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh theo đúng quy định.

7/ Những công việc khác

Thường xuyên cập nhật tổng đàn, tình hình chăn nuôi, kiểm tra chặt chẽ xuất nhập đàn; quãn lý ấp nỡ gia cầm, quãn lý sản phẫm gia cầm mua bán ở chợ.

8/ Kinh phí thực hiện phòng chống dich bệnh cúm gia cầm: năm 2016 là 1.200.000.000 đồng.

Câu 3:  Thuận lợi và khó khăn trong phòng chống cúm gia cầm

1/ Thuận lợi

   Được sự chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT; Cơ quan Thú y vùng VI. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chủ động tham mưu, xây dựng và triển khai kịp thời, hiệu quả các Kế hoạch phòng chống bệnh trên gia cầm và Kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên gà.

   Công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng và chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh trên gia cầm thời gian qua thực hiện tương đối tốt; đặc biệt là sự phối hợp giữa 02 ngành Y tế và Nông nghiệp trong việc phòng chống bệnh cúm gia cầm.

   Sự nổ lực các phòng, trạm và mạng lưới thú y cơ sở chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dich bệnh. Đồng thời được các hộ chăn nuôi hưởng ứng các kế hoạch phòng chống dịch bệnh của ngành.

2/ Khó khăn

 Vi rút cúm gia cầm vẫn còn tồn tại trong môi trường và đàn vật nuôi, đồng thời vi rút cúm gia cầm có sự biến chủng.

   Trên địa bàn tỉnh hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều. Không ít hộ ý thức chưa cao trong công tác phòng chống dịch bệnh, còn vứt xác gia cầm bệnh, chết trên các kênh, rạch.

   Vịt chạy đồng có nguy cơ lây nhiễm dịch cúm gia cầm trên diện rộng.

 Buôn bán gia cầm sống và giết mổ tại chợ vẫn chưa giải quyết dứt điểm

 Người tiêu dùng chưa tạo cho mình và gia đình thói quen sử dụng sản phẩm động vật đã qua kiểm dịch

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây