Chuyên mục Kỹ thuật canh tác cây Chanh dây trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 11/07/2017 18:00 201 0

Chuyên mục 

ngày 15/5/2017

Chuyên đề: Kỹ thuật canh tác cây Chanh dây trên địa bàn tỉnh


Với tình hình sản xuất các cây trồng chủ lực trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giá cả nông sản không ổn định. Thì việc chủ động  chuyển đổi cơ cấu cây trồng là điều tất yếu. Chanh dây là loài cây đang được nhiều nông dân chọn lựa để canh tác với hy vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chanh dây là loài cây ngắn ngày, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Tây Ninh. Khoảng sau hơn 6 tháng sau khi trồng, cây đã bắt đầu cho trái. Với khả năng cho trái nhanh và năng suất cao, Chanh dây được đánh giá là loài cây siêu lợi nhuận, mang lại giá trị kinh tế lớn cho nông dân so với những loại cây trồng khác. Chính những ưu điểm này mà Chanh dây đang thu hút nhiều nông dân đầu tư canh tác ở tỉnh ta nói riêng và nhiều tỉnh thành trên cả nước nói chung.

Bên cạnh những thuận lợi, Chanh dây cũng có nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề sâu bệnh. Do đó, để việc sản xuất Chanh dây đạt năng suất cao, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật trong canh tác. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một mô hình sản xuất Chanh dây tiên tiến trên toàn tỉnh, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn nông dân canh tác và có biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại.

Ông Trần Văn Hưng, hiện ngụ huyện Tân Châu – Tây Ninh, là người tiên phong trong việc đưa cây Chanh dây về trồng ở Tây Ninh, có nhiều kinh nghiệm trong khâu trồng và chăm sóc. Ông cho biết cây chanh dây đem lại hiệu quả kinh tế rất cao với chi phí đầu tư ban đầu thấp. Sau năm đầu thất bại vì ảnh hưởng của sâu bệnh, ông rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác Chanh dây, hướng tới sản xuất Chanh dây theo hướng GAP, Global GAP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trước những yêu cầu về thị trường cũng như nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác Chanh dây là rất cần thiết. Cơ quan chuyên môn cần phối hợp với nông dân tổ chức các buổi tập huấn, quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhằm hạn chế rủi ro cho nông dân./.


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây