Chuyên mục Sản xuất liên kết thâm canh lúa gắn với cánh đồng lớn

Thứ ba - 11/07/2017 17:00 220 0

Chuyên mục 

ngày 11/03/2017

Chuyên đề: "Sản xuất liên kết thâm canh lúa gắn với cánh đồng lớn"


Chất lượng lúa gạo hiện nay đang là bài toán khá nan giải vì tập quán sản xuất của nông dân phần lớn vẫn còn chú trọng về số lượng hơn chất lượng, số nông dân sử dụng giống lúa chưa đảm bảo để sản xuất thấp nên chất lượng và năng suất gạo chưa cao, mặc dù hiện nay đa số nông dân đều có nhận thức tốt về việc thâm canh lúa cho sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao do năng suất cao, có khả năng chống chịu dịch hại tốt hơn, phẩm chất gạo ngon hơn. Vì vậy, công tác sản xuất lúa cho chất lượng thương phẩm cao là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất và chất lượng lúa của tỉnh trong điều kiện hiện nay.

Tây Ninh đang triển khai các dự án, mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất lúa theo hướng an toàn, năng suất và chất lượng vượt trội, năng suất bình quân 7-8 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 15-20 triệu đồng/ha, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao thực hiện theo chuỗi liên kết, sản xuất gắn với tiêu thụ đầu ra sản phẩm, bước đầu đã liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp có uy tín, chất lượng và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận trong mô hình tăng vượt trội so với ngoài mô hình. Trước tình hình đó, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh đã phối hợp với các huyện lúa trọng điểm như: Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu thực hiện mô hình sản xuất liên kết thâm canh lúa gắn với cánh đồng lớn nhằm giúp nông dân tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ xuống giống cho đến thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ 2.000 đồng/kg lúa giống. Mô hình sử dụng các giống OM 5451, 4900…mang lại những kết quả rất khả quan, lúa giống trong mô hình sinh+ trưởng và phát triển tốt, ít bệnh và nở bụi của lúa rất mạnh có tính thích nghi cao.

Ông Dương Văn Trai, ngụ ấp Xóm Mới xã Trí Bình huyện Châu Thành – một trong những hộ tham gia mô hình sản xuất lúa liên kết OM 5451. Cùng mô hình, trong vụ Hè Thu năm 2016, năng suất bình quân trên cùng diện tích là 8 tấn/ha. Điểm sản xuất của một được xem là một trong những thí điểm của mô hình để bà con nông dân trong vùng học tập kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất lúa liên kết.

 Mô hình được đầu tư trên 6 huyện lúa trọng điểm rất có ý nghĩa đối với bà con nông dân, không chỉ giúp bà con tăng thêm kiến thức thâm canh lúa, hỗ trợ giống, tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư mua giống, giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng theo hướng bền vững.


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây