Xây dựng cơ sở An toàn dịch bệnh

Thứ hai - 17/04/2017 19:00 294 0

Chuyên mục

Phóng sự phát: ngày 04/03/2017

Chuyên đề: Xây dựng cơ sở An toàn dịch bệnh (ATDB)

Câu 1: Tóm tắt tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi ở Tây Ninh thời gian qua.

Năm 2010 dịch bệnh heo tai xanh đã xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Số chết và hủy là 37.307 con. Năm 2011 tiếp tục xảy ra dịch bệnh heo tai xanh  trên 7/9 huyện, thành phố. Số hộ có heo bệnh là 395 hộ/ số heo bệnh là 4.921 con/ số chết và hủy 1.853 con.

Năm 2012, 2013 dịch bệnh nguy hiểm không xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm . Đến năm 2014 dịch cúm gia cầm xảy ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, gây thiệt hại kinh tế thấp.

 Đối với các bệnh: THT, DT,  PTH, LMLM ở heo và trâu, bò trong các năm chỉ xảy ra lẻ tẻ và được ngăn chặn kịp thời, không phát sinh thành dịch bệnh.

Năm 2015 đến nay dịch bệnh được khống chế đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

Câu 2: Tại sao phải xây dựng cơ sở ATDB

Hiện nay, xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi trong tỉnh đang chuyển dần từ chăn nuôi  nhỏ lẻ sang mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Mặc dù dịch bệnh được khống chế tuy nhiên mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong môi trường chăn nuôi và dễ dàng bùng phát khi có điều kiện thuận lợi.

Điều này đòi hỏi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm cần thiết phải xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật nhằm đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Câu 3: Ngành thú y đã và làm gì trong công tác này?

Ngày 11//01/2016 UBND tỉnh Tây Ninh có QĐ số 61/QĐ-UBND về việc QĐ Phê duyệt Kế hoạch thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà hướng tới xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 đến 2020.

       Ngày 23/02/2016 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Kế hoạch số 457/KH-SNN về Kế hoạch thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà hướng tới xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016.

Năm 2016 Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã xây dựng 40 cơ sở chăn nuôi (30 cơ sở chăn nuôi gà, 02 cơ sở chăn nuôi vịt, 08 cơ sở chăn nuôi heo) và 03 xã được công nhận an toàn dịch bệnh động vật.

Năm 2017 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Kế hoạch số 355/KH-SNN  ngày 27/02/2017 về Kế hoạch thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà hướng tới xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2017. Với mục tiêu: 90% cơ sở chăn nuôi gà tập trung trên địa bàn tỉnh (40/43 cơ sở) được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và bệnh Niu-cát-xơn và 100% xã (11/11 xã) thuộc huyện Dương Minh Châu được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và bệnh Niu-cát-xơn.

Nhiệm vụ thực hiện.

1/ Công tác tiêm phòng.

- Triển khai tiêm phòng đối với bệnh Cúm gia cầm trên toàn tỉnh và bệnh Niu-cát-xơn trên địa bàn huyện Dương Minh Châu.

- Số lượng vắc xin: cúm gia cầm 1.500.000 liều; Niu-cát-xơn: 275.000 liều.

2/ Giám sát sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm và Niu-cát-xơn.

- Giám sát chủ động khi chưa có dịch xảy ra

- Giám sát khi nghi ngờ có dịch xảy ra tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để xác  định mầm bệnh. 

3/ Tiêu độc sát trùng.

- Triển khai 03 đợt /năm với số thuốc sử dụng là 3.420 lít.

4/ Công tác tuyên truyền.

- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Ngoài ra tổ chức 03 lớp tập huấn về Kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà hướng tới xuất khẩu, biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

5/ Xây dựng, tái thẩm định, hỗ trợ cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Hỗ trợ các xã thuộc huyện Dương Minh Châu xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng và tái thẩm định các cơ sở chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi heo theo kế hoạch đề ra.

Câu 4: Trong công tác phòng chống dịch, xây dựng cơ sở ATDB Ngành đã gặp thuận lợi, khó khăn như thế nào?

1. Thuận lợi.

  - Được sự chỉ đạo sâu sát của Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng VI, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chủ động tham mưu, xây dựng và triển khai kịp thời, hiệu quả các Kế hoạch phòng  bệnh trên gia súc, gia cầm và Kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

  - Công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng và chính quyền địa phương trong công tác xây dựng cơ sở ATDB và phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thời gian qua thực hiện tốt.

   - Cùng với sự nổ lực các phòng, trạm và mạng lưới thú y cơ sở chủ động thực hiện các kế hoạch phòng  bệnh gia súc, gia cầm và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch. Đồng thời được các hộ chăn nuôi hưởng ứng các kế hoạch phòng chống và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch của ngành.

  2. Khó khăn

- Nguồn gây bệnh gia súc, gia cầm vẫn còn tồn tại trong môi trường và đàn vật nuôi, nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.

- Trên địa bàn tỉnh hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều nên công tác quản lý đàn và giám sát dịch bệnh còn nhiều khó khăn. Một số hộ chưa chú trọng đến việc tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh nên đàn gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng triệt để.

- Chủ cơ sở chăn nuôi còn ngại kinh phí xây dựng cơ sở ATDB./.


Chi cục Chăn nuôi và Thú y

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây