Bệnh viêm gan trên vịt

Thứ hai - 05/01/2015 23:40 1.439 0
Hiện nay, trong quá trình nuôi vịt ngoài số bệnh thường gặp như tiêu chảy do E.Coli, cầu trùng, dịch tả, tụ huyết trùng và những năm gần đây là dịch H5N1 đã xãy ra liên tục, trên vịt và nhất là vịt con từ 1 ngày – 40 ngày tuổi còn có xuất hiện thêm triệu chứng và bệnh tích mới của bệnh mới đó là bệnh viêm gan . Để giúp bà con nông dân chăn nuôi hiểu rõ tình hình bệnh nhằm có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, xin giới thiệu về Bệnh viêm gan trên vịt

 Lê Thị Lệ Xuân

I . TỔNG QUAN VỀ BỆNH:

Bệnh viêm gan vịt do virus  là một bệnh truyền nhiễm chỉ xảy ra ở vịt con dưới 40 tuổi (tập trung ở 20 ngày trở xuống). Bệnh gây chết nhanh tập trung trong vòng 2-3 ngày. Tỷ lệ chết cao 20-80%. Chỉ có vịt bị nhiễm bệnh này. Bệnh chỉ xảy ra ở vịt con.

II. NGUYÊN NHÂN

Viêm gan vi rút là bệnh cấp tính, gây chết cao cho vịt, ngan, gà tây, gà sao, ngỗng và chim trĩ. Tại Việt Nam, bệnh do vi rút thuộc nhóm Picornavirus, chủng Entrovirrus gây nên. Virus có sức đề kháng cao và có thể sống lâu trong phân động vật. Vì vậy rất khó trừ virus từ những vật bị nhiễm virus. Virus có thể tồn tại nhiều tuần trong chất độn chuồng, rác rưởi, xe cộ hoặc quần áo và cũng như ở người chăn nuôi hoặc từ những con chim, vịt hoang dã.

Virus bị tiêu diệt trong chất sát trùng Chloramin 3%, Formalin 1%. các chất vô cơ chứa Iod cũng có tác dụng diệt trùng tốt. Bệnh thường xảy ra ở vịt < 6 tuần tuổi, đặc biệt là vịt 1 - 3 tuần tuổi với tỷ lệ chết cao và lây lan rất nhanh.

III. CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY

- Lây nhiễm qua đường tiêu hóa, hô hấp và vết thương ở da. Vịt bệnh thường bài xuất virus ra môi trường bên ngoài theo phân, nước mũi vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng v.v... lây nhiễm sang vịt khác.

- Mầm bệnh lây truyền từ mẹ qua trứng vào phôi.

IV. TRIỆU CHỨNG

Quan sát đàn vịt thấy một số con khó vận động, rớt lại phía sau đàn.

Con vật ủ rũ, kém ăn, nằm 1 chỗ, đầu ngoẹo ra đằng sau hoặc về 1 bên, và thường chết ở tư thế trên.

Bệnh xảy ra đột ngột: Triệu chứng cấp tính chỉ xảy ra trong giai đoạn 1-15 ngày tuổi.

- Những con bệnh có triệu chứng đa số là bị chết. Mức chết ở mỗi giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào khả năng chăm sóc, vệ sinh chuồng trại và sự kế phát các bệnh khác. Nhưng tỷ lệ chết thường từ 20-80%.

V. BỆNH TÍCH

- Bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan, gan sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ. Bề mặt gan loang lổ có nhiều điểm xuất huyết lan rộng không ranh giới (sự xuất huyết không phải ở tất cả các vịt con bị chết do viêm gan). Lách, thận sưng to, xuất huyết. Cơ tim bị nhợt nhạt, màng bao tim và túi khí bị viêm.

VI. CHẨN ĐOÁN

+ Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Đặc biệt là tuổi mắc bệnh dưới 3 tuần tuổi.

+ Thử nghiệm trên vịt con 1-7 ngày tuổi: Lấy bệnh phẩm nghiền nát thành huyễn dịch, sau tiêm cho vịt con. Chỉ sau 18- 48 giờ vịt phát bệnh và chết.

+ Thử nghiệm trên phôi: Lấy bệnh phẩm nghiền thành huyễn dịch tiêm vào túi Allatoid của phôi vịt 10-14 ngày tuổi hoặc phôi gà 8-10 ngày, phôi vịt sẽ chết sau 24-72 giờ. Còn phôi gà sau 5-8 ngày mới chết. bệnh tích trên phôi thấy xuất huyết lan tràn và phù ở bụng và dưới da đùi. Gan phôi thường có màu đỏ và vàng. Xác phôi chết có màu xanh ở túi Allantoid, tốc độ phát triển của phôi chậm lại.

+ Thử nghiệm trên tế bào gan. Cùng tiêm huyễn dịch trên vào tế bào gan. Tế bào gan bị phá hủy hoại tử.

+ Chẩn đoán so sánh phân biệt với các bệnh khác và với virus viêm gan chủng II và III.

- Viêm gan do virus chủng II:  Bệnh xuất hiện ở vịt con 10 ngày tuổi đến 6 tuần tuổi. Nguyên nhân do virus chủng Astro virus gây ra. Bệnh gây chết thấp ở vịt con dưới 3 tuần tuổi. Nhưng gây chết cao ở vịt 3-6 tuần tuổi. gan xuất huyết thành vòng tròn giao nhau, thận sưng tái, lách sưng, các bộ phận khác cũng xuất huyết (ruột, tim, da). Lấy bệnh phẩm gây nhiễm cho vịt con sau 2-4 ngày mới chết. Gây nhiễm cho phôi vịt và gà sau 6-10 ngày mới biểu hiện bệnh tích điển hình.

- Viêm gan do virus chủng III: Bệnh lý giống như chủngI. Khi gây bệnh cho vịt con chết 20-60% vào ngày thứ 2-4. Gây bệnh trên phôi vịt và gà. Phôi vịt chết sau 7-10 ngày. Còn phôi gà không chết.

- Phân biệt với bệnh trúng độc thức ăn do Aflatoxxin và Botulimus: Triệu chứng lâm sàng giống viêm gan (co giật, mệt mỏi, chết nhanh). Bệnh xảy ra ở cả vịt lớn. Khi thay đổi thức ăn bệnh giảm. Còn viêm gan do virus vẫn chết.

- Bệnh dịch tả vịt: Giống về triệu chứng tiêu chảy, đi loạng choạng. Nhưng xảy ra ở cả vịt con và vịt lớn. Bệnh tích chủ yếu ở đường tiêu hóa.

- Bệnh phó thương hàn: Giống triệu chứng tiêu chảy, co giật bất ngờ rồi chết. Bệnh kéo dài 3-5 ngày. Còn viêm gan chỉ trong 1-2 ngày.

- Bệnh tích chủ yếu ở ruột, gan có điểm hoại tử trắng, còn viêm gan chủ yếu là xuất huyết.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a. Phòng bệnh: + Phòng bằng vacxin

- Đối với vịt bố mẹ đã được chủng ngừa thì vịt con sinh ra chủng ngừa như sau:

Chủng lần 1 lúc 7-10 ngày tuổi hoặc tiêm kháng thể viêm gan vịt với liều 0,5 – 0,8 ml/con.

Chủng lần 2 vào lúc trước khi đẻ 2 tuần.

- Đối với vịt bố mẹ không được chủng ngừa thì vịt con sinh ra chủng ngay lúc 1 ngày tuổi. Tiêm dưới da hay bắp thịt. Chủng tiếp lần 2 vào lúc trước khi đẻ 2 tuần.

Vacxin sau khi chủng ngừa 48-72 giờ đã tạo ra miễn dịch và đạt cao nhất sau 4 tuần.

Không nhập vịt con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên. Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, vịt được sống trong điều kiện tối ưu nhất.

Định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi:

- Vinadin: 100ml thuốc pha với 10 lít nước.

- Chlorine dioxide: 1g pha với 1 lít nước.

Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng một trong các sản phẩm như: B.complex, Vinamix 200, Stress-bran, Premix-vitamin-khoáng...

+ Phòng bằng vệ sinh, thức ăn, nước uống. Không nhốt chung vịt mới với lô vịt bệnh. Tiêu độc chuồng trại trước khi đưa vịt mới về.

b. Trị bệnh:Tiêm ngay kháng thể viêm gan vịt với liều 1 - 1,5 ml/con.

Phun thuốc sát trùng chuồng trại bằng: Vinadin, Vinadin 600, Chlorine dioxide, Vina Aqua…

- Trị khẹc vịt: 20g/100kgP, dùng 3 - 4 ngày sẽ khỏi.

- Colivinavet: 10gr thuốc dùng cho 30 - 40kgP/ngày.

- Antidiarrhoea: 1 gói 10gr cho 50kg thể trọng gia cầm.

- Gentatylodex oral: 1g/5 kgP/ngày tương đương 1g/lít nước hoặc 1g/0,5 kg thức ăn.

- Ampicoli fort: Gói 50/200 kgP/ngày.

- Vina colidox: 0,5-1gr/1 lít nước/ ngày pha trong nước uống, tương đương với 1-2gr/ 10kgP/ngày trộn vào thức ăn.Bổ trợ, tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất bằng một trong các thuốc sau:

- B.complex for oral: Một gói 100g thuốc pha với 300 lít nước hoặc trộn với 100 kg thức ăn hỗn hợp.

- Vinamix 200: 1 g/1 lít nước/ngày dùng liên tục trong 10 ngày hoặc cả quá trình nuôi.

- Stress-bran: 1g thuốc pha trong 2 lít nước, thuốc dùng liên tục trong 4-5 ngày.

+ Dùng kháng huyết thanh: Lấy từ những con khỏi bệnh tiêm cho những con bị bệnh liều 0,5 cc/con hoặc tiêm cho vịt con 2-3 ngày tuổi vùng đang bị đe dọa có dịch.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây