Dân gian có câu “ Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, xóa nghèo nuôi vịt” … thật không sai. Hộ ông Trần Văn Tư, ngụ tổ 9, ấp Phước An, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh. Là người có kinh nghiệm qua 10 năm nuôi trồng thủy sản. Năm 2009 ông xây kiên cố vài ao nuôi ba ba và thả 2.700 con, mua con giống với giá 5.000 đồng/con . Nuôi đạt tiêu chuẩn 1,5 kg/con phải đến 15 -18 tháng, tiêu tốn thức ăn 100.000 đồng đến 130.000 đồng/con, giá bán 280.000 đ/kg, bình quân mỗi con bán được 390.000 đồng. Mỗi lứa xuất bán thu về 1 tỷ sau 18 tháng nuôi, bình quân mỗi năm ông thu nhập 300 triệu đồng, một lời một chỉ là bước đầu. Với diện tích đất nhà 3.000 m2 ông mở rộng ao nuôi đến nay gia đình ông thu nhập khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.
Số ao nuôi lên 10 ao, nhu cầu con giống cao, ước mơ khép kín. Cuối năm 2010 được Hội Nông Dân xã tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm nuôi và nhân giống Ba ba ở Tp Hồ Chí Minh. Như “qua sông gặp đò” trở về quê ông áp dụng nhân giống thành công cho ra trên 10 ngàn con giống/năm. Số con giống trên ông bán hỗ trợ cho nông dân với giá 4.000 đồng/con (trong khi giá thị trường 6.000 đ/con) với phương thức trả chậm.
Thức ăn :
Tính ăn Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau khi nở vài giờ Ba ba con đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính sau nở là động vật phù du, giun nước, và giun quế nhỏ. Khi lớn Ba ba ăn cá, tép, cua, giun đất, ốc. Trong điều kiện nuôi ao có thể cho Ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể tập cho Ba ba ăn thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp) ngay từ khi còn nhỏ .
Thời vụ:
Con Ba ba găp tiết lạnh ít ăn, chậm lớn. Ở các tỉnh phía Nam thuận lợi, Ba ba ăn mồi bình thường, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm do khí hậu ấm áp.
Kỹ thuật ao nuôi:
Nên xây dựng ao nuôi nơi yên tĩnh, không bị bóng rộp, dễ thoát nước, không bị ngập, đảm bảo cấp nước sạch. Diện tích rộng hẹp vừa phải, ao rộng nuôi Ba ba lớn nhanh, ao hẹp dễ quản lý nhưng Ba ba chậm lớn.
Khó khăn:
Chủ yếu nguồn vốn. Con Ba ba thuộc loài chậm lớn, để đạt tiêu chuẩn bên mua đặt ra thì phải nuôi 18 tháng. Có nhiều hộ không đủ vốn nuôi trong thời gian dài, nếu vay ngoài thì lãi suất cao hoặc bán sớm trọng lượng dưới 1,4 kg/con giá rẻ, lãi ít.
Thuận lợi:
Năm 2009 Hội Nông Dân xã Phước Ninh vận động thành lập tổ hợp tác “Nuôi trồng thủy sản” từ đó phát triển thành làng nghề, nông dân đoàn kết giúp nhau đi lên khá giàu. Đầu năm 2012 được hội Nông dân xã hỗ trợ cho vay dự án “quỹ hỗ trợ nông dân” từ nguồn vốn của Trung ương 500 triệu. Hộ ông Tư được nhận 30 triệu, còn đất rộng ông xây thêm 3 ao nuôi Ba ba . Làng nghề còn nhận thêm nguồn vốn của hội Nông dân “ Giải quyết việc làm” có 18 hộ được vay và xây thêm 18 ao nuôi Ba ba thương phẩm. Tổng số hộ tham gia dự án là 32 hộ với 53 ao, lượng Ba ba được nuôi đến nay 80 ngàn con. Về đầu ra của Ba ba được hội Nông dân xã hợp đồng ký kết với Công ty Tiền Hậu Tp Hồ Chí Minh bao tiêu toàn bộ Ba ba thương phẩm nên nông dân yên tâm đầu tư phát triển nuôi Ba ba.
Thành công trên cần có 3 trong 1. Một là được Trạm Khuyến Nông huyện Dương Minh Châu, Tây ninh chuyển giao kỹ thuật nuôi đến nơi đến chốn – Hai là cần cù, nhiều kinh nghiệm sẳn có nuôi thủy sản tránh lảng phí và hạn chế được rủi ro – Ba là có vốn đáp ứng cung cấp đủ thức ăn dài hạn là đem lại hiệu quả. Ngần ấy năm mà diện mạo nơi đây nhiều đổi thay đáng kể. Hướng tới ông Tư tiếp tục phát triển nhân giống Ba ba bán trợ giá và trả chậm cho nông dân có nhu cầu nuôi Ba ba trong và ngoài tỉnh nhằm phát triển kinh tế gia đình, cũng như mọi người cùng vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên quê hương mình
Ý kiến bạn đọc