Hiệu quả và bài học kinh nghiệm Chăn nuôi gà an toàn sinh học

Thứ năm - 30/09/2021 16:00 569 0

Hiệu quả

- Tính mới: trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi theo hướng ATSH đang dần trở thành hướng sản xuất hiệu quả, thúc đẩy ngành nông nghiệp của các địa phương phát triển theo hướng bền vững, góp phần làm thay đổi tư duy, thói quen sản xuất của bà con nông dân. Thông qua Mô hình trình diễn Khuyến nông chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học, để có 100% sản phẩm được đảm bảo về chất lượng và tiêu thụ. Hộ có thu nhật từ Mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học từ 15 - 20 triệu đồng/500con/đợt nuôi.

- Tính khả thi: Nuôi gà theo hướng ATSH hạn chế nhiều loại dịch bệnh, chi phí đầu tư giảm nhiều so với phương pháp nuôi truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi người nuôi có thể kiểm soát quá trình sản xuất cũng như hạn chế dịch bệnh, đàn gà lại có sức đề kháng bệnh tốt, giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh đường tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ nuôi sống một cách đáng kể. Mẫu mã và chất lượng sản phẩm được nâng cao.

- Tính hiệu quả: Do đó, tỷ lệ hao hụt chỉ còn 5%, cho xuất chuồng sớm từ 10 đến 15 ngày, giảm ngày công lao động; hiệu quả kinh tế tăng từ 15 đến 20% so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.

- Tính khoa học: Thông qua công nghệ nền đệm lót sinh học giúp việc xử lý chất thải chăn nuôi dễ dàng hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Nuôi gà trên đệm lót sinh học không phải quét dọn phân, thay chất độn chuồng trong suốt quá trình nuôi nên giảm tối đa công lao động quét dọn, vệ sinh chuồng trại trong quá trình chăn nuôi. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, lông mượt và sạch.  Đồng thời, tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

Thay đổi hiện trạng: Tạo cho người dân thay đổi phương thức giải quyết công việc, thay đổi nếp nghĩ, thay đổi trình tự làm việc … Chính sự thay đổi đã tạo cơ hội cho sáng tạo xuất hiện, khởi nghiệp

Đặt mình vào một lĩnh vực mới:  Giúp cho người dân  làm quen với một số công việc khác không chuyên trách, những công việc đòi hỏi sự sáng tạo như tạo trang thông tin điện tử, tạo hình ảnh combo, tạo nhóm cùng sở thích, tạo liên kết hợp tá, cách đóng gói bằng truy xuất ngườn gốc, tạo hình ảnh bằng câu chuyện về sản phẩm về dinh dưỡng, về sức khỏe.

Hình thành nhóm nghiên cứu chung: Tạo cho người dân làm việc với một người khác, hoặc tốt hơn là với từ 3  đến 5 người để có cơ hội được nghe nhiều ý kiến khác nhau. Cùng một vấn đề có những quan điểm và cách nhìn riêng thì khả năng sáng tạo được phát huy rất nhiều. Mục tiêu là hợp tác để giải quyết một vấn đề chung.

Bài học kinh nghiệm

- Từ những kết quả trên để giúp người dân thực hiện chăn nuôi tốt cần đưa ra nhiều phương án, cũng như nhiều hướng dẫn cụ thể hơn.

- Trong buổi họp nhóm làm thế nào để gần gủi hơn cùng nhau trao đổi, cùng nhau suy nghĩ trao đổi và thực hiện, cùng nhau giải quyết những thắc mắc khó khăn mà người dân thường gặp phải.

- Tạo buổi làm việc năng động, tạo nên tính sáng tạo cho người lao động.

- Tạo cho người dân có tính đam mê trong công việc " Cầm tay chỉ việc" để họ hiểu rõ và an tâm hơn, vững vàng hơn khi xử lý công việc một cách hiệu quả.

- Bên cạnh đó, còn có thể tận dụng được nguồn phụ phẩm trong chăn nuôi để bón cho cây, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông hộ;

- Điều kiện tự nhiên cũng thuận lợi cho mô hình với nguồn nguyên liệu sẵn có như: tre, lá, trấu…. để sử dụng làm chuồng trại và chất độn chuồng. Mô hình chăn nuôi này cũng không cần nhiều lao động, dễ nuôi và dễ chăm sóc và thời gian nuôi ngắn, với lại thịt gà của mô hình đạt chất lượng hơn gà công nghiệp nên giá bán cũng cao hơn và được nhiều người ưa chuộng hơn.

- Một số hộ muốn mở rộng quy mô nhưng thiếu vốn trong khi giá thức ăn ngày càng tăng. Song song đó, nhiều người dân mới nuôi lần đầu tiên nên người nuôi vẫn chưa có điều kiện cập nhật đầy đủ thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường./.

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây