Chăn nuôi gia cầm là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như trong việc cung cấp thực phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức: chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến, mang tính tự phát, thiếu liên kết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, kháng sinh điều trị sử dụng chưa đúng cách, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, giá sản phẩm đầu ra bấp bênh,… làm giảm hiệu quả của ngành chăn nuôi.
Do vậy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết để tăng năng xuất, chất lượng, sản lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp hướng tới phát triển nền sản xuất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu thiết yếu về nông sản thực phẩm của đô thị vừa phục vụ phát triển du lịch.
Trước yêu cầu đặt ra trong thực tiễn và theo định hướng chỉ đạo của tỉnh theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND, ngày10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa IX, kỳ họp thứ 19 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm 2021 – 2025 và Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2019 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Đề án "Chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh";
Đây là hướng đi mới, được xã chủ trương đẩy mạnh phát triển, xã đã có những hỗ trợ cho thanh niên, đội dân quân tham gia vào mô hình nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thanh niên phát triển và mở rộng diện tích các mô hình. cùng nhau suy nghĩ trao đổi và thực hiện.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghề chăn nuôi gà, còn tồn tại một số khó khăn do trình độ hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật của các hộ dân còn hạn chế, nghề chăn nuôi gà chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như dịch bệnh, thị trường…Do đó việc nghiên cứu, phát triển, đánh giá hiệu quả kinh tế tới chăn nuôi gà, tìm hiểu rõ thực trạng nghề chăn nuôi gà tại xã Trường Hòa, từ đó có cơ sở đưa ra một số giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn đó tạo điều kiện cho nghề chăn nuôi gà tại xã Trường Hòa ngày cành phát triển là việc rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đề nghị thực hiện giải pháp: "Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Trường Hòa áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi"
Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt chất lượng cao, an toàn thực phẩm của thị trường các chợ Trường Hòa, chợ Trường Đông, chợ Trường Tây, Trung tâm thương mại Long Hoa, các cơ sở nấu đám và điều kiện kinh tế của địa phương . Qua nghiên cứu sáng kiến, xây dựng Mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại Ấp Trường Thiện, xã Trường Hòa, Thị Xã Hòa Thành.
Trường Hòa là một xã nông thôn, là vùng ngọt hóa nên dân chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn quả. Ngoài sản xuất nông nghiệp người dân côn tận dụng các sản phẩm của sản xuất nông nghiệp sau thu hoạch để chăn nuôi. Chăn nuôi chủ yếu là gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn. Tuy nhiên, do người dân chưa được tiếp cận với trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm nên hiện nay chăn nuôi còn nhỏ lẻ, theo tập quán và chủ yếu là để phục vụ cho gia đình do đó đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, tỷ lệ hao hụt khoảng 20 – 30%. Bình quân khoảng 3 – 4 tháng thì xuất chuồng, trọng lượng khoảng 0,8 kg – 1,2kg/con, giá bán hiện nay khoảng 65.000đ/kg trừ chi phí thì lợi nhuận khoảng 5.000đ – 10.000đ/con. Trong thời gian tới, nếu người dân tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gà thông qua các lớp tập huấn, buổi hội thão, chia sẽ kinh nghiệm thì chắc chắn hiệu quả trong chăn nuôi gà thả vườn sẽ cao hơn. Tỷ lệ hao hụt sẽ giảm xuống 2%, thời gian xuất chuồng khoảng 2 – 3 tháng, trọng lượng bình quân khoảng 1,5kg/con và đời sống của người dân tại địa phương chất lượng cao hơn. Vì vậy nhu cầu đào tạo nghề tạo việc làm và áp dụng thí điểm Mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại ấp Trường Thiện, xã Trường Hòa, Thị Xã Hòa Thành là rất cần thiết để thanh niên tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình
Kết quả bình quân sau 3,5 tháng nuôi, gà đạt tỷ lệ sống cao là 95%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp và khối lượng gà đạt trên 1,8kg/con, hiệu quả kinh tế bình quân đạt khoảng 18.659.000đ /500 con gà sau 1 đợt nuôi./.
Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh
Ý kiến bạn đọc