Tân Biên thành lập tổ liên kết chăn nuôi gà ta

Thứ tư - 28/12/2016 22:00 416 0

Từ  khi đề án 1956 của Thủ tướng chính phủ về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2020 được triển khai. Những lớp đào tạo nghề ngắn hạn được tổ chức theo nhu cầu của bà con nông dân,  trong đó có nghề chăn nuôi gia cầm, đã dần thay đổi tập quán chăn nuôi gia cầm của bà con nông dân, đặc biệt ở các xã Tân Phong, Mỏ Công và Tân Lập của huyện Tân Biên.

Sau khi được đào tạo nghề  chăn nuôi gia cầm, nắm được những kỹ thuật cơ bản về quy trình  chuẩn bị chuồng trại,chọn giống, phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng đệm lót sinh học để xử  lý chất thải… một số hộ dân đã bắt tay vào chăn nuôi,  áp dụng những gì đã học ( gà mau lớn, ít hao hụt, đảm bảo vệ sinh môi trường…)

Tuy nhiên, khi chăn nuôi phát triển thì bà con chăn nuôi lại gặp phải khó khăn đó là thị trường tiêu thụ, nuôi nhỏ lẻ vài chục con thì đem ra chợ bán không có vấn đề, tuy nhiên khi nuôi số lượng vài trăm, vài ngàn con thì đầu ra là vấn đề nan giải, mặt khác chưa có cơ sở cung cấp con giống có uy tín và chất lượng ổn định trên địa bàn nên bà con chăn nuôi vẫn phải mua giống theo kiểu may rủi, vì vậy có đợt nuôi mau lớn, gà đẹp, có đợt nuôi chậm lớn, hay nuôi đến gần 2kg gà vẫn chưa ra  đủ lông nên không bán được… vì vậy chất lượng con giống và đầu ra sản phẩm là nhu cầu bức thiết của người chăn nuôi gà ta hiện nay trên địa bàn huyện Tân  Biên.

Thực hiện chỉ đạo của Trung Tâm Khuyến nông, Trạm khuyến nông Tân Biên đã vận động những hộ dân nuôi gà ta với số lượng từ 200 con trở lên để thành lập tổ liên kết chăn nuôi gà ta.


Lễ ra mắt tổ liên kết chăn nuôi gà ta Xã Tân Phong

Bước đầu đã thành lập được 2 tổ: 1 tổ ở Tân Phong có 11 thành viên  với số lượng hiện đang nuôi là 3300 con gà, 1 tổ ở xã Mỏ Công có 9 thành viên với số lượng đang nuôi là 2000 con,  hai tổ liên kết này được thành lập trên tinh thần tự nguyện nhằm giải quyết những  vấn đề sau:

1. Khắc phục những yếu kém của kinh tế hộ (thiếu thông tin thị trường, kỹ thuật,….) thông qua trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận khoa học kỹ thuật, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

2. Giúp nhau phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập.

3. Có nhiều cơ hội tiếp cận và mua các sản phẩm đầu vào với giá cả hợp lý, tiếp cận thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, từ đó tăng hiệu quả sản chăn nuôi.

4. Có thể cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng với số lượng lớn.

Riêng về phía Trạm, sau khi 2 tổ liên kết được UBND 2 xã ra quyết định thành lập, đã tiến hành tập huấn cho thành viên tổ liên kết và nông dân chăn nuôi gà với số lượng 40 người ( trong đó có 20 thành viên của 2 tổ liên kết), đồng thời chuẩn bị cho các thành viên tham quan học tập mô hình chăn nuôi gà ta hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Hướng tới sẽ  tiếp tục vận động thành lập thêm 1 tổ liên kết nữa ở xã Tân Lập với  quy mô nuôi khoảng 3000 con/ 12 hộ

Khi đi vào hoạt động ổn định, thì ước tính cứ 1,5 tháng sẽ  cung cấp cho thị trường khoảng 500 -1000 gà thịt./.


Trung tâm Khuyến nông

 

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây