Triển vọng phát triển khoai mì trên vùng đất Tây Ninh

Thứ hai - 17/10/2016 23:00 696 0

Tại Việt Nam, Khoai mì  được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 2000-2012, tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân hàng năm là 6% và tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân hàng năm đạt 10%. Năng suất Khoai mì của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao. Tuy nhiên, năng suất bình quân 18,67 tấn/ha chỉ tương đương 50% so với năng suất Khoai mì tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất Khoai mì tại Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9%. Như vậy, nếu như diện tích Khoai mì của Việt Nam khó có khả năng gia tăng trong những năm tới do sự cạnh tranh của các loại cây khác cũng như do quy hoạch sử dụng đất thì chúng ta vẫn còn triển vọng tăng trưởng sản lượng nhờ gia tăng năng suất nếu được đầu tư đúng hướng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác Khoai mì bền vững.

Theo số liệu của Bộ NN & PTNT thì trong năm 2015, diện tích trồng Khoai mì của Việt Nam là 570.000ha, trong khi đó trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tổng diện tích sản xuất cây Khoai mì là 57.608ha, chiếm hơn 10% tổng diện tích canh tác Khoai mì trên cả nước. Trong khi đó, năng suất bình quân trên toàn tỉnh đạt 32,43 tấn/ha, thậm chí có những hộ nông dân tiêu biểu canh tác khoai mì đạt 70 tấn/ha. Nếu so với năng suất bình quân trên cả nước là 18,67 tấn/ha, thì Tây Ninh là tỉnh đứng đầu trong cả nước về việc áp dụng các TBKT mới để nâng cao năng suất cho cây Khoai mì.

Để đạt được năng suất lý tưởng như vậy, phải ghi nhận những nổ lực không nhỏ của Ngành Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh. Trong những năm qua, Sở Nông Nghiệp và PTNT đã kết hợp với các viện, Trường chuyển giao một số giống Khoai mì mới cho năng suất và chữ bột cao. Trong đó phải kể đến các giống như: KM 419, KM 98-5, KM 94…Ngoài ra, còn kết hợp với Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc khảo nghiệm một số giống Khoai mì triển vộng như giống HLS11 cho năng suất 55 tấn/ha, chữ bột đạt 29%. Hiện nay một số nông dân đang trồng thử nghiệm giống Khoai mì KM 94 đột biến cũng cho năng suất khá cao.

  

Ngoài việc trồng các bộ giống mới, phải kể đến việc cơ giới hóa trong canh tác Khoai mì Các công đoạn từ Cày, xới, lên luống, bón phân, phun thuốc, làm cỏ đến chặt hom, trồng và chăm sóc đều đã được cơ giới hoá, thay thế trên 2/3 nhân công lao động. Giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động, giúp người dân chủ động kịp thời mùa vụ xuống giống và thu hoạch. Không chỉ áp dụng các loại máy móc cơ giới có sẵn trên thị trường mà nông dân Tây Ninh còn đi đầu trong cả nước về cải tiến, chế tạo máy phục vụ nông nghiệp.

 

Với điều kiện thời tiết ở Tây Ninh có mùa nắng kéo dài 6 tháng, nên giải pháp tưới là điều kiện tiên quyết giúp cho cây mì phát triển và đạt năng suất cao. Hiện nay kỹ thuật tưới cho cây Khoai mì gồm tưới phun ( sử dụng béc, sung tưới tự động…), và tưới xả tràn.

Là một trong ba loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh, trong những năm gần đây giá mủ cao su liên tục sụt giảm, trong khi đó tinh bột khoai mì khá ổn định. Nếu hộ dân thâm canh Khoai mì có bài bản, đầu tư đúng mức, áp dụng các biên pháp tưới thì lợi nhuận thu về có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng/ha.

Ngoài ra theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp và PTNT,  tình hình xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu sắn lát giảm hơn 300 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 800.000 tấn; Xuất khẩu tinh bột sắn giảm hơn 100 nghìn tấn, đạt khoảng 750.000 tấn

 Nguồn cung sắn củ tươi năm 2015/2016 được dự báo tăng tuy nhiên tốc độ tăng không lớn do nhiều vùng trồng sắn lớn bị suy giảm sản lượng. Mặc dù vậy sản lượng sắn của Campuchia đưa về khá nhiều, ước đạt trên 3 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm trước. Năm 2015/2016, sản lượng sắn củ tươi của Campuchia được ước tính đạt 13,2 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước. Tuy nhiên, do chính phủ Thái Lan siết chặt kiểm soát sắn từ Campuchia nhập về Thái Lan nhằm hỗ trợ giá sắn lát và tinh bột sắn nội địa nên sắn củ tươi của Campuchia từ nhiều vùng giap với Thái Lan nay cũng được đưa về Việt Nam tiêu thụ.

 

 Sản lượng tinh bột sắn năm 2016 được dự kiến tăng khá mạnh trong khi sản lượng sắn lát được dự kiến giảm do lượng sắn củ hút về các nhà máy tinh bột sắn khá nhiều. Tuy nhiên, từ đầu tháng 2/2016 trở lại đây, xuất khẩu tinh bột sắn theo đường biên mậu (vốn chiếm tới 70% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của Việt Nam) đang rất khó khăn  do phía Trung Quốc ăn hàng chậm. Nguồn cung tinh bột tăng trong khi xuất khẩu giảm sút khiến cho lượng tinh bột sắn tồn tại các nhà máy, ngoài bến cảng cũng như cửa khẩu đạt cao. Theo tin từ thương nhân cho biết, do phía Trung Quốc đang chờ các động thái xả ngô từ kho trữ của chính phủ trong khi lượng tồn kho tinh bột sắn bên phía Trung Quốc cũng khá lớn nên nhu cầu mua mới của nước này trong vòng 1 tháng tới sẽ vẫn trầm lắng. Thị trường chỉ có thể hồi phục kể từ cuối quý 2, đầu quý 3 khi nhu cầu mua hàng của Trung Quốc tăng trở lại cho dịp lễ Tết cuối năm (tết trung thu, tết dương lịch, âm lịch), cộng thêm xu thế tăng của giá dầu và giá ngô thế giới.

Trước tình hình dự báo không mấy sang sủa của ngành tinh bột mì, các cấp, các ngành cùng nông dân Tây Ninh cần đẩy mạnh việc thực hiện đồng bộ các gii3 pháp về giống, cơ giới hóa trong sản xuất, cũng như việc áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến tiết kiệm nước để giảm giá thành nâng cao thu nhập trong thâm canh cây Khoai mì trên địa bàn tỉnh. Góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp của nông dân Tây Ninh cũng như phục vụ cho Đề án Tái cơ cấu nghành nông nghiệp và PTNT Tây Ninh./.


Trần Thanh Sang

Trung tâm Khuyên nôngTây Ninh 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây