Dự báo tình hình dịch hại cây trồng ngày 20/12/2014 – 26/12/2014

Thứ hai - 05/01/2015 23:20 183 0

 

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014:

- Cây lúa: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 50.420 ha. hiện thu hoạch sắp dứt điểm. Tính đến ngày 16/12/2014 đã thu hoạch được 47.508 ha với NSBQ 5,3 tấn/ha. Số diện tích còn lại trên đồng đang ở giai đoạn chín là 2.912 ha.

- Cây trồng ngắn ngày khác: Thu hoạch sắp dứt điểm.

* Vụ Đông Xuân 2014-2015:

- Cây lúa: Toàn tỉnh xuống giống được 11.529ha, trong đó: giai đoạn mạ: 9.129 ha, đẻ nhánh: 2.343ha, làm đòng: 57 ha tại Trảng Bàng.

- Các cây trồng khác đang tập trung xuống giống, cụ thể như: Đậu phộng (1.341ha),

Bắp (756 ha), Đậu các loại (699 ha), Rau các loại (2.017 ha), Khoai các loại (165 ha), Mì trồng mới (6.130 ha), Dưa hấu (36 ha), Mía TM (10 ha).

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại từ  13/12/2014 – 19/12/2014

1.      Cây lúa:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014: Diện tích lúa trên ở giai đoạn chín gần thu hoạch nên các đối tượng gây hại ít, trong tuần có 57 ha nhiễm đạo ôn cổ bông nhiễm nhẹ.

*  Vụ Đông Xuân 2014-2015:

Trong tuần qua hầu hết các đối tượng dịch hại đều gia tăng diện tích nhiễm trên lúa đông xuân giai đoạn mạ-đẻ nhánh- đòng đặc biệt là bệnh đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu phao. Tổng diện tích lúa nhiễm dịch hại là 251 ha, ở mức hại nhẹ, tăng 45 ha so với CKNT, gồm có:

- Rầy nâu: gây hại 105 ha, mật số 500 con/m2, rầy trưởng thành và mới nở tuổi 1, trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, tăng 33 ha so với CKNT.

- Sâu cuốn lá: gây hại 32 ha, giảm 33 ha so với CKNT.

- Sâu phao: có 17 ha, mật số 10-20 con/m2, lúa đẻ nhánh, tăng 17 ha so với CKNT.

- Đạo ôn lá: có 75 ha nhiễm nhẹ, lúa giai đoạn đẻ nhánh, tăng 17 ha so với CKNT.

Ngoài ra, một số đối tượng phát sinh gây hại như : OBV (9 ha), chuột (7 ha), bọ trĩ (6 ha) chủ yếu lúa mạ- đẻ nhánh.

2.  Rau các loại vụ Đông xuân

 Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 252,8 ha, giảm  50,2 ha so với CKNT, ở mức nhiễm nhẹ; trong đó đã phòng trị 252,8 ha. Một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều là:

 + Sâu xanh: có 63,5ha, giảm 15,5 ha so với CKNT, chủ yếu trên cây cải ngọt, dưa leo, bầu bí, khổ qua, ớt.

+ Rầy mềm: có 44 ha, giảm 17 ha so với CKNT, trên cây cải bẹ xanh, khổ qua.

+ Bệnh thán thư: có 34,5ha, giảm 38,5 ha so với CKNT, trên cây ớt, khổ qua.

+ Bọ trĩ: có 19 ha, giảm 62 ha so với CKNT, trên cây ớt, bầu bí, đậu các loại, dưa leo.

+ bệnh chết cây con: 11,8 ha, tăng 11,8 ha so với CKNT,chủ yếu cây ớt,dưa leo.

Ngoài ra, một số dịch hại khác như: bọ phấn (14 ha), ruồi dục quả (6 ha), bệnh đốm lá (17 ha), vàng lá (6,2 ha), sương mai (6,8 ha),….

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ  ngày 20/12/2014 – 26/12/2014

1.      Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau

- Rầy nâu: tiếp tục nở, sâu phao, sâu cuốn lá, chuột, OBV: gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa đẻ nhánh - đòng Do thời tiết sáng sớm có nhiều sương mù thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh, nhất là các ruộng gieo sạ dày, gieo trồng giống nhiễm và bón thừa đạm.

Đề nghị bà con nông dân theo dõi tình hình rầy nâu lúa Đông xuân đã xuống giống. Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện pháp bảo vệ  lúa ngay từ đầu vụ vệ sinh làm kỹ đồng ruộng bằng phẳng, sạch cỏ bờ, giãn vụ ít nhất 2 tuần, xử lý giống, quản lý chuột, OBV, sâu phao,... và bệnh đạo ôn lá gây hại.

Cần chủ động phòng diệt ốc bươu vàng và cỏ dại: Nếu trời ấm ốc sinh sản rất nhanh, gây hại cho lúa non nhất là những ruộng nhiều nước. Nếu it thì dùng phương pháp thủ công, nếu nhiều trộn thuốc ốc bươu vàng với phân bón hoặc cát để vãi. Lưu ý: khi sử dụng thuốc ruộng lúa phải có mực nước nông, tuyệt đối không để ruộng quá cạn hoặc quá nhiều nước sẽ gây hại cho lúa. Sau khi sử dụng thuốc xong phải giữ lớp nước đều khoảng 5 – 7 ngày để tăng hiệu lực của thuốc.

 2.  Cây rau: Đa số diện tích mới xuống giống, một số đối tượng phát sinh gây hại như bệnh chết cây con, bệnh lỡ cổ rễ và rầy xanh, rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn,…

3. Cây mía: Sâu đục thân gây hại không đáng kể trên mía ở giai đoạn thu hoạch, bệnh trắng lá mía phát sinh gây hại trên mía gốc tái sinh tại các ruộng bị nhiễm bệnh từ vụ trước.

4. Cây khác:  Bệnh chổi rồng/ nhãn, vàng rụng lá Corynespora/ cây cao su …

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây