a) Dịch cúm gia cầm: Hiện nay, cả nước có dịch Cúm gia cầm H5N1 xảy ra tại xã Hòa Bình của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, xã Phong Phú của huyện Cầu Kè, xã Thạnh Hòa Sơn của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh và dịch Cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại xã Tịnh Hà của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
b) Dịch Lở mồm long móng (LMLM):
Hà Tĩnh: Ngày 9/12/2014, bệnh LMLM đã xảy ra tại 10 hộ tại xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh làm 17 con gia súc mắc bệnh (16 con bò, 01 con trâu).
Đắk Nông: Từ ngày 15/12/2014, bệnh LMLM đã xảy ra tại 10 xã (Đắk Tik, Quảng Tân, Quang Tâm, Quảng Sơn, Đắk Ha, Đắk Som, Quảng Hoà, Đắk Plao, Đắk Rmăng và Quảng Khê) thuộc 02 huyện Tuy Đức và Đắk Glong làm 90 con bò mắc bệnh.
Hiện nay, cả nước có dịch LMLM xảy ra tại 08 xã của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, 02 xã của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, 04 xã của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, 03 xã của các huyện Lộc Bình và Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, xã Xuân Lĩnh của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và 10 xã của 02 huyện Tuy Đức và Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
c) Dịch Tai xanh trên heo: Cả nước không có tỉnh nào có dịch heo tai xanh.
2. Trong tỉnh:
a. Tình hình dịch bệnh:
Tình hình đàn gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như Lở mồm long móng gia súc, tai xanh trên heo, cúm gia cầm.
b. Công tác phòng chống dịch bệnh:
+ Thường xuyên giám sát thực địa ở tuyến cơ sở để chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh nhằm áp dụng biện pháp phát hiện dịch bệnh sớm nhất và phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
+ Tăng cường giám sát khâu kiểm soát giết mổ để ngăn chặn tình trạng bơm nước vào gia súc nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Hiện nay, bệnh LMLM trên gia súc đã phát sinh và lây lan tại một số địa phương, dịch cúm gia cầm cũng manh nha phát sinh. Trong điều kiện thời tiết thay đổi và việc mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm sẽ gia tăng trong thời gian sắp tới sẽ là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có thể xuất hiện và lây lan thành dịch. Vì vậy, Chi cục Thú y khuyến cáo người chăn nuôi nên tự bảo vệ đàn vật nuôi của mình bằng các biện pháp như tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc - khử trùng chuồng trại, bổ sung các chế phẩm ( vitamin, thuốc bổ,...) để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi.
+ Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh từ động vật lây sang người, khai báo với chính quyền địa phương hoặc cán bộ Thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân.
Ý kiến bạn đọc