I. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG:
* Vụ Hè Thu 2015:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 28.305 ha, trong đó: Giai đoạn mạ 19.214 ha, đẻ nhánh 7.098 ha, làm đòng 1.770 ha, trổ 203 ha và chín 20 ha.
- Cây trồng khác:
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 07 NGÀY QUA:
1. Cây lúa vụ Hè Thu 2015: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm sâu bệnh hại là 311 ha, chủ yếu gây hại nhẹ. Một số dịch hại có diện tích gây hại nhiều như:
+ Rầy nâu: Gây hại nhẹ 113 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh tại huyện Châu Thành. Rầy trên đồng hiện ở giai đoạn trưởng thành, mật số gây hại phổ biến là 500-1.000 con/m2.
+ Một số dịch hại khác: Bọ trĩ (87 ha), sâu cuốn lá (19 ha), OBV (6 ha), chuột (2 ha), bệnh đạo ôn lá (65 ha), bệnh khô vằn (19 ha).
2. Cây trồng khác:
- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 193 ha, phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ và đã được nông dân chủ động phòng trị. Một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều là:
+ Sâu xanh: 43 ha, giảm 21 ha so với cùng kỳ năm trước (CKNT), gây hại chủ yếu trên cây cải ngọt, khổ qua, dưa leo, hành lá, ớt;
+ Rầy mềm: 37 ha, giảm 11 ha so với CKNT, gây hại chủ yếu trên cây cải bẹ xanh, kèo nèo;
+ Bọ phấn: 27 ha, gây hại chủ yếu trên cây ớt, đậu các loại;
+ Thán thư: 24 ha, giảm 37 ha so với CKNT, gây hại chủ yếu trên cây ớt.
Ngoài ra, một số dịch hại khác phát sinh với diện tích nhiễm ít.
- Cây mì:
+ Rệp sáp hồng: Trong tuần phát sinh 02 ha mì nhiễm mới với tỷ lệ nhiễm 1-5% tại xã Trí Bình huyện Châu Thành.
III. Dự kiến tình hình sinh vật hại cây trồng từ 13/5 – 19/5/2015:
1. Cây lúa: Dự kiến sẽ có lứa rầy cám nở. Các đối tượng: Rầy nâu, sâu cuốn lá, chuột và nhóm bệnh hại như: Bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, khô vằn….tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ - trung bình trên các giai đoạn của cây lúa, nhất là trà lúa cuối đẻ nhánh - làm đòng - trổ và những ruộng bón thừa đạm, sạ dày, gieo sạ giống nhiễm,....
2. Cây rau: Lưu ý nhóm côn trùng chích hút như bọ phấn, rầy xanh, rầy mềm, bọ trĩ và các bệnh hại như khảm, vàng lá, thán thư tiếp tục phát sinh gây hại. Bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết, thuốc trong danh mục được phép sử dụng trên rau.
3. Cây mì: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, lưu ý các sinh vật gây hại như: Rệp sáp hồng, bệnh vi khuẩn, thối củ.
4. Cây mía: Thường xuyên kiểm tra tình hình dịch hại trên cây mía.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH |
Ý kiến bạn đọc