Dự báo tình hình dịch hại cây trồng từ 29/11 – 5/12/2014

Thứ tư - 10/12/2014 23:00 174 0

I.Tình hình sản xuất:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014:

- Cây lúa: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 50.420 ha. Trong đó: trổ 4.398 ha, chín 13.415 ha và thu hoạch 32.607 ha với NSBQ 5,3 tấn/ha.

- Cây trồng ngắn ngày khác thu hoạch sắp dứt điểm gần 75% diện tích đã thu hoạch xong.

* Vụ Đông Xuân 2014-2015:

- Cây lúa: 1.296 ha, giai đoạn mạ: 1.240; đẻ nhánh: 56 ha tại Bến Cầu

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

548

-

-

- Rau các loại

479

-

-

- Đậu các loại

190

-

-

- Khoai các loại

41

-

-

- Bắp

77

-

-

-  Mì trồng mới

1.701

-

-

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại từ 21/11 – 28/11/2014

1.      Cây lúa:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014:

Trong tuần, tổng diện tích lúa nhiễm dịch hại là 1.106 ha, tăng 636 ha so với CKNT, các đối tượng gây hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ và nông dân phòng trị 58 ha. Một số sâu bệnh hại nổi bật trong tuần: rầy nâu (984 ha/ lúa trổ), bệnh khô vằn (29 ha), đạo ôn cổ bông (14 ha), bệnh lem lép hạt (8 ha).

        Tình hình rầy nâu di trú vào đèn từ ngày 19/11/2014 – 25/11/2014: Rầy nâu  di trú vào đèn rải rác tại một số bẩy với số lượng rất thấp.

2. Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 200,6ha, giảm 19,4 ha so với CKNT, các đối tượng gây hại ở mức hại nhẹ, trong đó đã phòng trị 200,6 ha. Một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều là: Sâu xanh (48,5 ha), Rầy mềm (48 ha), thán thư (37 ha) chủ yếu trên cây ớt, cải ngọt, khổ qua,… Ngoài ra còn các đối tượng khác như bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, bệnh chết cây con gây hại trên các cây rau ở giai đoạn còn nhỏ (< 30 ngày sau trồng).

3- Cây cao su: Một số đối tượng phát sinh gây hại ở mức nhẹ như: Bệnh vàng rụng lá (10 ha) tại huyện Tân Biên trên vườn 5-20 năm tuổi.

4- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng gây hại 7 ha, tỷ lệ nhiễm 3-7%, vào giai đoạn làm trái tại huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu.

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ  ngày 29/11 – 05/12/2014

1-  Cây lúa:

-  Đối với lúa vụ Thu Đông (Mùa):  hiện nay lúa đang vào giai đoạn thu hoạch rộ, trên đồng còn lại giai đoạn trổ váo chắc – chín nên tình hình dịch hại giảm. Tuy nhiên, cần theo dõi tình hình rầy nâu trên trà lúa  thu đông muộn và các bệnh hại chính như: đạo ôn cổ bông, khô vằn và lem lép hạt.

- Đối với lúa vụ Đông Xuân 2014-2015:  kiểm tra đồng thường xuyên, nắm tình hình rầy nâu, bọ trĩ, sâu cuốn lá, OBV và bệnh đạo ôn trên trà lúa đông xuân sớm. Khuyến cáo nông dân chủ động trong việc xuống giống lúa Đông xuân 2014 – 2015 theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp, và quản lý dịch hại kịp thời ngay từ đầu vụ, tuyệt đối không phun thuốc hóa học phòng  trừ sâu, rầy trên trà lúa dưới 40 ngày sau sạ.

2 - Cây rau gieo trồng vụ mới cần áp dụng một số biện pháp trong canh tác như:

- Thực hiện luân canh cây trồng thay đổi họ cây trồng sau mỗi vụ để tránh tích lũy nguồn sâu bệnh trong đất. ví dụ: Sau khi trồng cây họ cà (cà tím, cà pháo, cà chua, ớt…) thì nên thay đổi trồng cây khác như lúa, bắp, đậu phộng, cải, dền, hành,….

- Làm vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch thu gom các tàn dư đem đốt hoặc cày sâu chôn vùi để diệt nguồn sâu bệnh. Tùy theo loại cây trồng mà sử dụng biện pháp lên liếp, phủ bạt, che chắn thích hợp hạn chế cỏ dại, côn trùng hại.

- Bón phân cân đối, không bón phân đạm quá nhiều sẽ làm cây trồng dễ bị sâu bệnh tấn công. Nên bón phân hữu cơ ủ hoai mục để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng trong đất ( có thể sử dụng thêm chế phẩm Trichoderma) nhằm hạn chế các vi sinh vật gây hại trong đất. Phân hữu cơ có tác dụng làm cho đất tơi xốp giúp bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh để kháng được sâu bệnh.

- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn, hiệu quả và  đúng loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng trên cây rau.

- Một số đối tượng sâu bệnh lưu ý đầu vụ Đông xuân như: bọ trĩ, rầy xanh, bọ phấn, rầy mềm, bệnh xoăn lá ( hoặc bệnh do virus hại), bệnh chết cây con trên cây rau còn nhỏ.


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây