Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm từ ngày 16/12/2014

Thứ hai - 05/01/2015 23:05 188 0

  Thông tin tình hình dịch bệnh

1. Trong nước:

 a) Dịch cúm gia cầm: Cả nước không có tỉnh nào có thông báo dịch Cúm gia cầm. Tuy nhiên, ở huyện Câu Kè, tỉnh Trà Vinh, cơ quan Thú y vùng VII đã phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với H5N1 trên đàn gà 177 con. Chi cục Thú y tỉnh Trà Vinh kết hợp với các ngành, các cấp có liên quan triển khai tiêm phòng vắc xin, tiêu độc sát trùng và giám sát chặt chẽ theo quy định của Cục Thú y.

 b) Dịch Lở mồm long móng  (LMLM):  Hiện nay, cả nước có dịch Lở mồm long móng xảy ra tại tỉnh Lạng Sơn: xã Tam Gia (huyện Lộc Bình); xã Bình Xá và xã Bắc Xa (huyện Đình Lập); tỉnh Hà Tĩnh: phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh), xã Mỹ Lộc và xã Trung Lộc (huyện Can Lộc).

 c) Dịch Tai xanh trên heo:  Cả nước không có tỉnh nào có dịch heo tai xanh.

2. Trong tỉnh:

a. Tình hình dịch bệnh:

Tình hình đàn gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như Lở mồm long móng gia súc, tai xanh trên heo, cúm gia cầm.

b. Công tác phòng chống dịch bệnh:

+ Chi cục Thú y  triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo tinh thần Công văn số 3250/SNN-CCTY ngày 17/11/2014 của Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh. Theo đó, các huyện có nguy cơ cao như Châu Thành, Bến Cầu và thành phố Tây Ninh sẽ tiêm phòng vắc xin cúm miễn phí cho đàn gia cầm chăn nuôi gia trại và nhỏ lẽ nhằm tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát. Đồng thời, toàn tỉnh sẽ tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Đến nay, các huyện trên đã tiêm xong 317.000 liều vắc xin cúm và trong tỉnh đã phân bổ 1.140 lit thuốc sát trùng cho các hộ chăn nuôi, hoàn thành 100% kế hoạch được giao.

+ Thường xuyên giám sát thực địa ở tuyến cơ sở để chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh nhằm áp dụng biện pháp phát hiện dịch bệnh sớm nhất và phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

+ Tăng cường giám sát khâu kiểm soát giết mổ để ngăn chặn tình trạng bơm nước vào gia súc nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh từ động vật lây sang người, khai báo với chính quyền địa phương hoặc cán bộ Thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây