DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 10/07/2013 – 16/07/2013

Thứ hai - 09/09/2013 23:00 113 0

 

* Tình hình sản xuất

- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 49.387 ha, đạt 98,8%  Kế hoạch. Trong đó: Giai đoạn đẻ nhánh 288 ha, làm đòng 11.792 ha, trổ 19.390 ha, chín 10.033 ha và thu hoạch 7.884 ha với năng suất bình quân (NSBQ) 4,8 tấn/ha.

- Cây trồng khác:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.924

1285

2,7

- Rau các loại

5.464

1.972

12,0

- Đậu các loại

1360

607

1,2

- Khoai các loại

251

65

12,0

- Bắp

890

316

6,0

- Dưa hấu

167

53

15,0

- Mì trồng mới

9.212

(vụ ĐX 2012-2013):  3.445

32,0

- Mía trồng mới

1.649

 

 

- Mè

134

10

 

* Vụ Thu Đông 2013:

- Cây lúa: Tính đến ngày 09/7/2013, đã xuống giống được 148,8 ha tại các huyện Trảng Bàng, Châu Thành.

- Cây trồng khác: Một số cây trồng đã được xuống giống như: Bắp (6 ha), đậu các loại (21,8 ha), rau các loại (203,4 ha), mì trồng mới (216 ha) tại 2 huyện Châu Thành và Trảng Bàng.

* Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

Cây lúa: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm dịch hại là 2.235 ha, hầu hết ở mức nhiễm nhẹ, tăng 93 ha so với tuần trước. Cụ thể:

- Rầy nâu: Gây hại nhẹ 634 ha lúa giai đoạn làm đòng - trổ, mật số 300-800 con/m2, rầy ở giai đoạn trưởng thành, tăng 119 ha so với tuần trước.

- Sâu cuốn lá: Nhiễm nhẹ 194 ha lúa giai đoạn làm đòng - trổ, giảm 134 ha so với tuần trước.

- Bệnh đạo ôn:

+ Trên lá: Nhiễm nhẹ 475 ha lúa giai đoạn làm đòng, giảm 78 ha so với tuần trước.

+ Cổ bông: Nhiễm nhẹ 150 ha lúa giai đoạn trổ - chín, giảm 58 ha so với tuần trước.

- Bệnh lem lép hạt: Nhiễm nhẹ 216 ha lúa giai đoạn trổ - chín, giảm 36 ha so với tuần trước.

- Bệnh cháy bìa lá: Nhiễm nhẹ 368 ha lúa giai đoạn làm đòng - trổ tại 03 huyện Gò Dầu, Trảng Bàng và Châu Thành, tăng 150 ha so với tuần trước.

- Bệnh khô vằn: Nhiễm nhẹ 207 ha lúa giai đoạn làm đòng - trổ, tăng 16 ha so với tuần trước.

- Các dịch hại khác: Gây hại với mật số thấp, diện tích nhiễm ít: Rầy cánh phấn (37 ha), nhện gié (10 ha), chuột (22 ha), bệnh vàng lá chín sớm (15 ha).

Cây trồng khác:

- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 247 ha, giảm 37 ha so với tuần trước, gây hại ở mức nhiễm nhẹ. Các đối tượng có diện tích gây hại nhiều là: Sâu xanh (45 ha), rầy mềm (38 ha), bọ trĩ (33 ha),  ….. bệnh thán thư (49 ha), bệnh đốm lá (17 ha), bệnh sương mai (17 ha), bệnh vàng lá (16 ha), …

- Cây mãng cầu ta: 69 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như: Rầy cánh phấn (18 ha), ruồi đục quả (14 ha), bọ trĩ (11 ha), rệp sáp (9 ha), bệnh thán thư (14 ha), bệnh vàng lá (3 ha); giảm 19 ha so với tuần trước.

- Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá gây hại nhẹ 135 ha cao su 5-8 năm tại các xã Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Bắc, Thạnh Bình, Thạnh Tây - huyện Tân Biên.

* Dự kiến tình hình sinh vật hại trong 7 ngày tới

Cây lúa vụ Hè Thu 2013:

Các đối tượng sâu bệnh: Rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, cháy bìa lá, khô vằn, lem lép hạt... tiếp tục gây hại.

Các trà lúa trổ cần lưu ý phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm... Khi phát hiện bệnh, bà con nông dân cần ngưng ngay việc bón phân đạm (kể cả các loại phân bón qua lá), cần tăng cường bón thêm các loại phân có chứa Canxi và Silic, không để ruộng khô nước.

Khi sử dụng thuốc BVTV, bà con nên chọn các loại thuốc đặc trị, thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV và tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” nhằm đạt hiệu quả phòng trừ dịch hại, đảm bảo an toàn trong lao động.

Các cây trồng khác:

- Cây rau: Thời tiết nắng mưa xen kẽ là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại. Vì vậy, bà con nông dân cần lưu ý các đối tượng: Sâu xanh, sâu khoang, sâu đục trái, bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, bệnh thối nhũn, bệnh chết cây con..... tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây mãng cầu ta: Rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục gây hại giai đoạn ra hoa - cho trái.

- Cây mì: Bà con nông dân cần thường xuyên thăm ruộng, theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của cây mì và lưu ý kiểm tra tình hình gây hại của rệp sáp bột hồng, rầy cánh phấn và bệnh chổi rồng.

- Cây mía: Lưu ý cào cào, bọ hung đục gốc.

- Cây cao su: Lưu ý bệnh vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, nấm hồng,….

                                    CHI CỤC BVTV TÂY NINH


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây