Trà lúa trên đồng chủ yếu ở giai đoạn trổ - thu hoạch, một số ở giai đoạn làm đòng, cụ thể như sau: Giai đoạn làm đòng 2.604 ha, trổ 15.235 ha, chín 12.758 ha và thu hoạch 18.790 ha với NSBQ 5 tấn/ha.
Cây trồng khác:
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.924 |
1.674 |
2,6 |
- Rau các loại |
5.464 |
3.473 |
12,2 |
- Đậu các loại |
1360 |
1.083 |
1,2 |
- Khoai các loại |
251 |
96 |
12,0 |
- Bắp |
890 |
543 |
6,0 |
- Dưa hấu |
167 |
111 |
15,0 |
- Mì trồng mới |
9.212 |
(vụ ĐX 2012-2013): 7.279 |
32,2 |
- Mía trồng mới |
1.649 |
|
|
- Mè |
134 |
31 |
|
Vụ Thu Đông 2013: Cây lúa: Tính đến ngày 30/7/2013, diện tích xuống giống được 3.314 ha, trong đó: Mạ 3.033 ha; đẻ nhánh 281 ha; tại các huyện: Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Tân Biên, Châu Thành và Tân Châu.
Cây trồng khác: Một số cây trồng ngắn ngày đã được xuống giống như:
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
- Đậu phộng |
97 |
- Rau các loại |
580 |
- Đậu các loại |
83 |
- Khoai các loại |
12 |
- Bắp |
91 |
- Dưa hấu |
2 |
- Mì trồng mới |
635 |
- Mè |
2 |
* Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Cây lúa: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm dịch hại là 1.296 ha (Hè thu: 1.290 ha và Thu Đông: 6 ha), giảm 553 ha so với tuần trước, đa số ở mức nhiễm nhẹ, riêng một số diện tích bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt có mức nhiễm từ trung bình đến nặng. Các dịch hại có diện tích nhiễm nhiều là:
- Rầy nâu: Trong tuần có 463 ha nhiễm ở giai đoạn đòng – trổ, giảm 95 ha so với tuần trước. Rầy tuổi 2 – 4 với mật số 300 – 1.000 con/m2.
- Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 80 ha lúa giai đoạn làm đòng - trổ, giảm 90 ha so với tuần trước.
- Bệnh đạo ôn: Tổng diện tích nhiễm là 449 ha ở tỷ lệ hại từ nhẹ -nặng. Trong đó, nhiễm nhẹ (3-10%) là 148 ha, 301 ha nhiễm nặng (10-15%) trên cổ bông.
+ Trên lá: Nhiễm nhẹ 74 ha lúa giai đoạn làm đòng, giảm 59 ha so với tuần trước.
+ Cổ bông: Có 74 ha nhiễm nhẹ, 301 ha nhiễm nặng tại huyện Gò Dầu.
- Bệnh lem lép hạt: 155 ha bị gây hại trên lúa giai đoạn trổ - chín. Trong đó: Nhiễm nhẹ 60 ha (3 – 10%) và nhiễm trung bình 95 ha (10-15%), giảm 224 ha so với tuần trước.
- Các dịch hại khác: Diện tích bị gây hại ít, mật số và tỷ lệ nhiễm thấp: Khô vằn (77 ha), cháy bìa lá (24 ha), sâu đục thân (27 ha),…
Cây trồng khác:
- Rau các loại: Trong tuần có 260 ha nhiễm nhẹ các dịch hại, tăng 47 ha so với tuần trước. Các đối tượng có diện tích gây hại nhiều là: Sâu xanh (47 ha), bọ trĩ (41,5 ha), rầy mềm (37 ha), bệnh thán thư (50 ha), bệnh đốm lá (13 ha), …
- Cây mãng cầu ta: 61 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả, bọ phấn, bọ trĩ, bệnh thán thư; giảm 26 ha so với tuần trước.
- Cây cao su: 14 ha cao su giai đoạn 5 – 7 năm tuổi nhiễm nhẹ bệnh vàng rụng lá tại huyện Tân Biên, giảm 130 ha so với tuần trước.
- Cây mì: Trong những ngày qua, thời tiết mưa nhiều, liên tục nên tình hình rệp sáp bột hồng trên đồng đã giảm mật số rất mạnh, đa số diện tích bị nhiễm đã phục hồi, cây mì bung ngọn và phát triển bình thường, một số diện tích đã thu hoạch.
* Dự kiến tình hình sinh vật hại trong 7 ngày tới
Cây lúa vụ Hè thu 2013: Dự kiến trong tuần tới thời tiết tiếp tục có mưa, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt, khô vằn và bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại cây lúa ở giai đoạn trổ - chín.
Bà con nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ dịch hại kịp thời, hiệu quả. Chú ý, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, không nên dùng thuốc có hoạt chất Acetamiprid trên giai đoạn trổ - thu hoạch nhằm hạn chế dư lượng thuốc trên nông sản sau thu hoạch.
Các cây trồng khác:
- Cây rau vụ Thu Đông 2013: Vụ Thu Đông, điều kiện thời tiết còn mưa nhiều, do vậy ruộng rau cần làm hệ thống tiêu thoát nước tốt, lên liếp cao để tránh đọng nước làm ảnh hưởng cây trồng. Đối với rau ăn lá cần làm hệ thống che chắn màng lưới để tránh rau bị dập nát khi gặp mưa giông lớn và lưu ý một số đối tượng bệnh thối nhũn, chết cây con, sâu tơ, sâu xanh, rầy mềm; Đối với rau ăn quả cần làm liếp cao và sử dụng màng phủ (plastic) mới để tránh ứ đọng nước trên mặt liếp và lưu ý bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá.....
- Cây mãng cầu ta: Các đối tượng dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư sẽ tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mì: Nắm sát diễn biến của Rệp sáp bột hồng, bọ phấn và bệnh chổi rồng.
- Cây cao su: Lưu ý các bệnh như vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, nấm hồng,….
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc