Dự báo tình hình dịch hại cây trồng từ 23/9 – 30/9/2014

Thứ sáu - 07/11/2014 16:35 105 0

 

I.    Tình hình sản xuất:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014:

- Cây lúa: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 45.813 ha. Trong đó, giai đoạn mạ 7.159 ha, đẻ nhánh 30.023 ha, làm đòng 6.274 ha, trổ 1.827 ha, chín 424 ha và thu hoạch 106 ha với NSBQ 5 tấn/ha.

- Cây trồng khác:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.090

4

2,5

- Rau các loại

4.200

57

12

- Đậu các loại

1.348

2

1,2

- Khoai các loại

220

1

12

- Bắp

729

25

6

-  Dưa hấu

46

 

 

-  Mì trồng mới

3.756

Vụ Đông Xuân 2013-2014: 8.182

30,0

-  Mía trồng mới

2.098

624

70,0

-  Mè

28

 

 

-  Cao su trồng mới

237

 

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1.      Cây lúa:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014: Diện tích lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, một số trà lúa xuống giống sớm đang giai đoạn làm đòng – trổ – chín.

Trong tuần, tổng diện tích lúa nhiễm dịch hại là 809 ha, tăng 159 ha so vớ tuần trước, chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ. Một số sâu bệnh hại nổi bật gồm:

+ Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 110 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, giảm 43 ha so với tuần trước, chủ yếu ở tuổi 4-5.

+ Rầy nâu: Gây hại nhẹ 100 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh, tăng 33 ha so với tuần trước. Rầy trên đồng chủ yếu ở tuổi 4-5, TT.

+ Bệnh đạo ôn lá: Gây hại 279 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, giảm nhẹ 30 ha so với tuần trước.

+ Bệnhkhô vằn: gây hại 244 ha lúa giai đoạn đòng – trổ, chủ yếu tại huyện Châu Thành, Trảng Bàng trên diện tích xuống giống sớm.

2. Cây trồng khác:

- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 222 ha, tăng nhẹ so với tuần trước, chủ yếu ở mức hại nhẹ. Trong đó, một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều gồm: sâu xanh (60 ha), rầy mềm (47 ha) và bệnh thán thư (41 ha).

- Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá:  Gây hại 30 ha cao su giai đoạn 4-15 năm tại huyện Tân Biên với tỷ lệ hại 5-10%.

- Cây mía: Hiện nay, đang kiểm tra đánh giá bám sát tình hình sâu đục thân trên địa bàn tỉnh.

 Lũy kế đến ngày 23/9/2014 tổng diện tích mía bị nhiễm sâu đục thân trên toàn tỉnh là  5.065,41 ha, chiếm 24,1% diện tích sản xuất. Phân theo mức độ hại: Nhiễm nhẹ 4.115,86 ha, nhiễm trung bình 493,35 ha, nhiễm nặng 424,2 ha và rất nặng (>50%) là 32 ha. Phân bố tại các huyện, thành phố, trong đó huyện có diện tích nhiễm nhiều nhất là Châu Thành với 3.668,61 ha.

III.   Dự kiến tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ 24/9-30/9/2014

-  Cây lúa: Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh trên đồng sớm phát hiện các đối tượng để có biện pháp xử lý kịp thời, phòng trừ đạt hiệu quả cao. Đối với trà lúa dưới 40NSS theo dõi sát tình hình rầy nâu, sâu cuốn lá hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV phổ rộng tránh bộc phát dịch hại giai đoạn sau. Đồng thời, cần lưu ý bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá và khô vằn trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.

-   Cây rau: Các đối tượng như: Sâu xanh, rầy mềm, bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá,.....tiếp tục phát sinh gây hại.

-   Cây cao su: Lưu ý bệnh vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora,…

-  Cây mía: CBKT các Trạm BVTV huyện, thành phố phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp tổ chức điều tra, theo dõi tình hình phát sinh phát triển của đối tượng sâu đục thân tại các vùng trồng mía. Duy trì báo cáo định kỳ tình hình gây hại của sâu đục thân ngoài đồng và góp ý phương pháp phòng trừ hiệu quả.

Các cây trồng khác:

- Cây rau:  cần lưu ý nhóm côn trùng chích hút trên diện tích gieo trồng dưới 30NST như rầy mềm, rầy xanh, bọ trĩ, bọ phấn,… hạn chế nguồn bệnh do virut làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng. Một số đối tượng tiếp tục gây hại như bệnh thán thư, đốm lá, sương mai,vàng lá,....Đối với rau vào giai đoạn thu hoạch cần đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng thuốc BVTV và chỉ sử dụng thuốc có thời gian cách ly ngắn, cho phép sử dụng trên cây rau.

 - Cây mãng cầu ta: Các đối tượng dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.

-   Cây cao su: Lưu ý bệnh vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora,…

-  Cây mía: Lưu ý tình hình sâu đục thân phát sinh phát triển tại các vùng trồng mía.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây