Dự báo tình hình dịch hại cây trồng từ 15/10 – 21/10/2014

Thứ sáu - 07/11/2014 17:15 124 0

 

I.Tình hình sản xuất:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014:

- Cây lúa: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 50.420 ha. Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 50.420 ha. Trong đó: đẻ nhánh 10.016 ha, đòng 22.255 ha, trổ 13.243 ha, chín 2.566 ha và thu hoạch 2.240 ha với NSBQ 5 tấn/ha.

- Cây trồng khác: Đang thu hoạch.

 

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.116

144

2,5

- Rau các loại

4.838,2

990

12

- Đậu các loại

1.410

229

1,2

- Khoai các loại

231

36

12

- Bắp

769

167

6

-  Dưa hấu

53

33

 

-  Mì trồng mới

4.791

Vụ Đông Xuân 2013-2014: 11.830

30,0

-  Mía trồng mới

2.998

1.366

70,0

-  Mè

28

 

 

-  Cao su trồng mới

237

 

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại từ 15/10 – 21/10/2014

1.      Cây lúa:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014: Trong tuần, tổng diện tích lúa nhiễm dịch hại là 1.099 ha,  tăng 79 ha so với tuần trước và bằng 75% so với CKNT, và các địa phương đã tiến hành phòng trừ được 1.058 ha. Đa số các đối tượng gây hại ở mức nhiễm nhẹ; riêng chuột cắn phá gây hại lúa giai đoạn trổ 10 ha ở mức trung bình – nặng tại huyện Trảng Bàng. Một số sâu bệnh hại nổi bật là:

+ Sâu cuốn lá: Nhiễm nhẹ 227 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng 10 ha so với tuần trước, chủ yếu ở tuổi 4-5, tăng 109 ha so với CKNT.

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 305 ha lúa giai đoạn làm đòng – trổ, tăng 30 ha so với tuần trước, mật số 500-1.000 con/m2, tuổi 1-3, giảm 470 ha so với CKNT.

+ Bệnh đạo ôn lá: Gây hại 336 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng 27 ha so với tuần trước, tăng 86 ha so với CKNT.

+ Bệnh khô vằn: Gây hại 108 ha lúa giai đoạn làm đòng – trổ, giảm 38 ha so với tuần trước, giảm 76 ha so với CKNT.

+ Bệnh lem lép hạt: Gây hại 51 ha lúa giai đoạn trổ - chín, tăng 26 ha so với tuần trước và tăng 44 ha với CKNT.

2. Cây trồng khác:

- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 243,3 ha, tăng nhẹ so với tuần trước và tăng 111 ha so với CKNT, chủ yếu ở mức hại nhẹ. Trong đó, một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều là: sâu xanh (60 ha), rầy mềm (46 ha) và bệnh thán thư (53 ha).

- Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá gây hại 20 ha cao su giai đoạn 5-20 năm tại huyện Tân Biên với tỷ lệ hại 5-10%.

- Cây mía: Trong tuần không phát hiện thêm diện tích nhiễm sâu đục thân mới.

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ  ngày 22/10 – 28/10/2014

1-  Cây lúa vụ Thu Đông (Mùa):

- Rầy nâu trên đồng có lứa rầy cám nở tuổi 1- 3, bà con nông dân thường xuyên theo dõi tình hình rầy nâu trên đồng ruộng và có biện pháp phòng trừ thích hợp khi rầy có mật số cao, tuổi 2 – 3.

- Chuột: Tiếp tục phá hại trên lúa trổ - chín, theo dõi và phòng trừ để giảm thiệt hại đến năng suất. Lúa giai đoạn trổ bông - trước thu hoạch 15 ngày nên giữ nước cao trong ruộng để hạn chế chuột đẻ ở bờ, có thể dùng thuốc xông hơi hang hoặc đào hang bắt chuột.

- Ngoài ra, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn, cháy bìa lá, bệnh lem lép hạt,…theo dõi, sớm phát hiện các ổ bệnh cần có biện pháp xử lý ngay hạn chế lây lan nguồn bệnh.

2-   Cây trồng khác

- Cây rau vụ thu đông: Bệnh phấn trắng, thán thư, đốm lá, sương mai, thối nhũn, sâu xanh, rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn,... tiếp tục phát sinh gây hại.

-   Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora,…

-  Cây mía:

+ Bà con nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện, phòng trị kịp thời khi sâu đục thân mía còn ở giai đoạn trứng (ngắt bỏ ổ trứng) hoặc tuổi nhỏ trước khi đục vào thân cây.

+ Thoát nước tốt cho ruộng trũng ngập.

 + Chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối giúp cây mía sinh trưởng mạnh, tăng khả năng đền bù và giảm nhẹ tác hại do sâu đục thân.

+ Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết; chỉ phun thuốc hóa học vào bộ phận cây bị sâu và nơi có cây nhiễm sâu, tránh phun tràn lan khắp ruộng nhằm bảo tồn thiên địch. Đối với mía nhỏ, có thể sử dụng thuốc để rải theo hàng, gốc.

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây