Dự báo tình hình dịch hại cây trồng từ 15 – 21/10/2014

Thứ sáu - 07/11/2014 17:05 124 0

 

I.    Tình hình sản xuất:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014:

- Cây lúa: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 50.420 ha. Trong đó: đẻ nhánh 16.013ha, làm đòng 22.769 ha, trổ 8.450 ha, chín 2.358 ha và thu hoạch 1.017 ha với NSBQ 5 tấn/ha tại huyện Dương Minh Châu, Tân Biên và Trảng Bàng.

- Cây trồng khác: Đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ mùa.

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.116

91

2,5

- Rau các loại

4.838,2

771

12

- Đậu các loại

1.410

86

1,2

- Khoai các loại

231

18

12

- Bắp

769

133

6

-  Dưa hấu

53

22

 

-  Mì trồng mới

4.791

Vụ Đông Xuân 2013-2014: 8.477

30,0

-  Mía trồng mới

2.998

1106

70,0

-  Mè

28

 

 

-  Cao su trồng mới

237

 

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại từ 07/10 – 14/10/2014

1.      Cây lúa:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014: Trong tuần, tổng diện tích lúa nhiễm dịch hại là 1.020 ha,  giảm 164 ha so với tuần trước, đa số các đối tượng gây hại ở mức nhiễm nhẹ và các địa phương đã tiến hành phòng trừ được 850 ha.

So với tuần trước: các đối tượng rầy nâu, chuột, sâu đục thân và bệnh lem lép hạt  tăng nhẹ diện tích nhiễm và ở mức nhiễm thấp;  Sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, cháy bìa lá giảm diện tích nhiễm mức độ hại phổ biến từ 3-10%.

2. Cây trồng khác:

- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 244,8 ha, tăng nhẹ 19,5 ha so với tuần trước, chủ yếu ở mức hại nhẹ và diện tích đã được phòng trị là 233,8 ha. Do điều kiện thời tiết mưa nhiều và mưa lớn nên tình hình bệnh hại tăng trên một số cây rau như bệnh chết cây con, lỡ cổ rễ, thối nhũn, sương mai, thán thư và bệnh khảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức nhiễm nhẹ.

- Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá gây hại 15 ha cao su giai đoạn 5-20 năm tại huyện Tân Biên với tỷ lệ hại 5-10%.

- Cây mía: Trong tuần không phát hiện thêm diện tích nhiễm sâu đục thân mới.

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ  ngày 15/10 – 21/10/2014

1-  Cây lúa vụ Thu Đông (Mùa):

a/  Đối với lúa giai đoạn đẻ nhánh: Theo dõi tình hình gây hại của sâu phao, sâu phao đục bẹ tại các vùng có chân ruộng trũng thấp, ngập nước. Một số điểm gây hại của sâu phao đục bẹ:

- Sâu phao đục bẹ thường bắt đầu gây hại trên lúa giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh(40-50NSS), tại các chân ruộng trũng nước, lúa mọc thưa và gieo sạ muộn.

- Triệu chứng gây hại: sâu tuổi nhỏ thường cạp nhu mô, cắn đứt mép lá thành dạng răng cưa cắn đứt hai mảnh lá, nhả tơ gấp lại làm phao; Sâu tuổi 2 vừa ăn lá, vừa đục vào bẹ từ ngang mực nước xuống gốc lúa, từ tuổi 3 trở đi sâu đục vào thân là chính còn lá lúa chỉ làm phao. Khi sâu đục vào bẹ làm bẹ bị thối, vàng, nếu đục vào đỉnh sinh trưởng thì sẽ làm đọt bị chết (triệu chứng gây hại của sâu đục thân). Lúa bị hại sẽ kém phát triển, thấp cây, nảy chồi ít, bông ngắn, hạt nhỏ, lép nhiều.

- Phòng trị: Khuyến cáo bà con nông dân thăm đồng thường xuyên, sạ thưa và đồng loạt (không nên gieo sạ sớm hoặc muộn quá), bón phân cân đối để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

Quản lý tốt mực nước trong ruộng: Giai đoạn lúa 10 - 20 ngày tuổi không nên để mực nước ngập quá sâu, giữ mức nước 3 - 5 cm là đủ vừa tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh vừa hạn chế bướm đẻ trứng. Khi phát hiện sâu non nở rộ, nên tháo cạn nước trong vài ngày để hạn chế sâu di chuyển, lây lan và xử lý thuốc.

Lưu ý: Nên phun thuốc lúc sáng sớm hay chiều mát, cần chú ý rút cạn nước, khoanh vùng phun xịt, phun kỹ nơi sâu gây hại nặng.

b/  Đối với lúa trên 40 ngày sau sạ: Lưu ý rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, khô vằn, các bệnh hại lá do vi khẩn, bệnh lem lép hạt,… nhất là trên các ruộng gieo trồng giống lúa thơm, giống nhiễm, sạ dày, bón thừa đạm,…

2-   Cây trồng khác

- Cây rau vụ thu đông: Điều kiện thời tiết mưa giông nhiều, các chân ruộng rau cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt để cây trồng sinh trưởng và hạn chế một số đối tượng bệnh hại phát sinh như: bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, thối nhũn và các bệnh do nấm trong đất gây hại.  Ngoài ra, Sâu xanh, rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn,... tiếp tục phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ - trung bình.

-   Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora,…

-  Cây mía: Tiếp tục theo dõi, nắm sát tình hình sâu đục thân trên mía tại các vùng mía nguyên liệu. Khuyến cáo nông dân tiêu thoát nước tốt cho các ruộng mía vùng trũng thấp.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây