TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 14/11/2012 – 20/11/2012

Thứ hai - 21/01/2013 20:45 128 0

 * Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh trong tuần qua:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2012:

- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 55.246 ha, đạt 100,5% KH vụ Thu Đông. Trong đó: Giai đoạn đẻ nhánh 18 ha, làm đòng 9.289 ha, trổ 29.117 ha, chín 8.905 ha và thu hoạch 7.917 ha với NSBQ ước đạt 4,5 – 5,0 tấn/ha.

- Cây trồng khác:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.471

845

2,6

- Rau các loại

5.129

2.055

11,5

- Đậu các loại

1.139

202

1,1

- Khoai các loại

517

106

12

- Bắp

684

235

6,2

- Dưa hấu

73

69

14

- Mì trồng mới

5.934

12.583

(vụ Đông Xuân 2011-2012)

29

- Mía trồng mới

153

46

(vụ Đông Xuân 2011-2012)

50

- Mè

30

3

 

         * Vụ Đông Xuân sớm 2012 - 2013:

- Cây lúa: Xuống giống được 396 ha, giai đoạn mạ tại huyện Trảng Bàng.

            - Cây trồng khác: Một số cây trồng đã được xuống giống tại các huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Tân Biên và Tân Châu.

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

63

 

 

- Rau các loại

177

26

12

- Đậu các loại

27

 

 

- Khoai các loại

18

 

 

- Bắp

18

 

 

- Dưa hấu

31

 

 

- Mì trồng mới

950

 

 

            Trong đó có 26 ha rau các loại được thu hoạch tại huyện Tân Châu.

* Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua:

            Cây lúa vụ Thu Đông 2012 (Mùa): Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại là 769 ha, giảm 162 ha so với tuần trước và gây hại chủ yếu trên lúa giai đoạn đòng -  trổ. Các đối tượng có diện tích gây hại nhiều bao gồm:

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 213 ha, giảm 93 ha so với tuần trước, mật số phổ biến trên đồng là 500 – 1.000 con/m2, rầy gối lứa, phân bố tại các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu và Thị xã.

+ Sâu cuốn lá: Nhiễm nhẹ 149 ha, giảm 23 ha so với tuần trước.

+ Đạo ôn lá: Gây hại nhẹ 112 ha, giảm 35 ha so với tuần trước.

+ Khô vằn: Nhiễm nhẹ 134 ha, giảm 37 ha so với tuần trước, phân bố tại các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu và Thị xã.

+ Đạo ôn cổ bông: Nhiễm nhẹ 55 ha lúa giai đoạn trổ - chín, tăng nhẹ so với tuần trước, phân bố tại huyện Gò Dầu, Bến Cầu và Trảng Bàng.

+ Dịch hại khác: Diện tích nhiễm ít, mật số thấp như: lem lép hạt (73 ha), cháy bìa lá (31 ha), và chuột (2 ha).

Cây trồng khác:

+ Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 195 ha, giảm 30 ha so với tuần trước, gây hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ. Các đối tượng sâu, bệnh hại có diện tích nhiễm nhiều là: Rầy mềm (42 ha), sâu xanh (29 ha),… và các bệnh thán thư (51 ha), đốm lá (23 ha)…

+ Cây mãng cầu ta: 80 ha nhiễm nhẹ các dịch hại như rệp sáp, ruồi đục quả và bọ vòi voi, giảm 13 ha so với tuần trước.

+ Cây đậu phộng: Diện tích nhiễm bệnh đốm lá rất ít và với mật số thấp.

+ Cây mì: Bệnh cháy lá do vi khuẩn gây hại ở mức nhiễm nhẹ 7 ha, mì giai đoạn 6-7 tháng, tại xã Thành Long, huyện Châu Thành.

* Dự báo tình hình dịch hại từ 14/11 – 20/11/2012:

Cây lúa:

- Vụ Thu Đông (Mùa) 2012: Các đối tượng như rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh do vi khuẩn, bệnh đốm vằn, lem lép hạt, sâu cuốn lá, chuột, ... tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa làm đòng - trổ và những ruộng bón thừa đạm, sạ dày, gieo sạ giống nhiễm,....

Bà con nông dân cần tích cực thăm đồng, theo dõi diễn biến mật số các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp, hiệu quả và quản lý tốt rầy nâu giai đoạn làm đòng – trước trổ, nếu mật số rầy 3 con/tép, có nhiều lứa rầy gối nhau nên phun trừ bằng các loại thuốc lưu dẫn. Khi sử dụng thuốc BVTV nên tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo an toàn lao động.

- Vụ Đông xuân 2012-2013: Đối với những ruộng vừa thu hoạch vụ Thu Đông, bà con nông dân nên vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, đánh rãnh thu bắt ốc bươu vàng .... và cách ly giãn vụ ít nhất 3 tuần trước khi gieo sạ.

Các cây trồng khác:

- Cây rau: Các đối tượng như sâu xanh, sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh thán thư, đốm lá, ... tiếp tục phát sinh, gia tăng diện tích nhiễm và mức độ gây hại.

Khi sử dụng thuốc BVTV trên rau, bà con nông dân nên dùng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.

- Cây mãng cầu ta: Các đối tượng như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục gây hại.

- Cây nhãn: Bà con nông dân cần thăm vườn thường xuyên, chú ý tỉa thoáng vườn và phòng trừ nhện lông nhung bằng các loại thuốc trừ nhện đã được khuyến cáo.

- Cây mì: Bà con nông dân cần lưu ý bệnh cháy lá, xì mủ thân do vi khuẩn gây ra vì bệnh đang có chiều hướng gia tăng diện tích nhiễm tại các vùng trồng mì trọng điểm trong tỉnh.

* Một số đặc điểm nhận diện bệnh cháy lá, xì mủ thân do vi khuẩn gây ra:

- Vết bệnh xuất hiện trên phiến lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu xanh xám, có góc cạnh. Về sau vết bệnh lớn dần, chuyển màu nâu, xung quanh vết bệnh có viền vàng, làm cháy một mảng lá, lá mềm nhũn và rũ xuống.

- Vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch dẫn tạo thành những vết xì mủ ở cuống lá và thân non, rễ và củ. Cây bị nặng lá héo rũ, cành và có khi cả cây bị chết.

* Biện pháp phòng trừ

- Trồng giống chống chịu bệnh.

- Xử lý  đất, tàn dư cây mì và hom giống, không dùng hom giống đã nhiễm bệnh.

- Bón phân cân đối, không bón dư thừa phân đạm.

- Sử dụng thuốc đặc trị bệnh do vi khuẩn gây ra theo danh mục thuốc BVTV Việt Nam.

Lưu ý: Khi cây mì bị bệnh phải ngưng ngay việc bón phân, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh. Chỉ bón phân sau khi đã xử lý tốt bệnh, quan sát thấy vết bệnh đã khô hoàn toàn.

                                    CHI CỤC BVTV TÂY NINH


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây