* Vụ Thu Đông (Mùa) 2012:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 55.246 ha, đạt 100,5% KH vụ Thu Đông. Hiện thu hoạch sắp dứt điểm, đã thu hoạch được 51.015 ha với NSBQ: 4,5 tấn/ha. Diện tích lúa còn lại trên đồng đang ở giai đoạn vào chắc là 328 ha và chín, chuẩn bị thu hoạch là 3.903 ha.
- Cây trồng khác: Thu hoạch sắp dứt điểm.
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.471 |
1.392 |
2,6 |
- Rau các loại |
5.129 |
4.058 |
11,5 |
- Đậu các loại |
1.139 |
1.024 |
1,2 |
- Khoai các loại |
517 |
465 |
11 |
- Bắp |
684 |
617 |
6 |
- Dưa hấu |
73 |
73 |
14,5 |
- Mì trồng mới |
5.934 |
13.774 (vụ Đông Xuân 2011-2012) |
30 |
- Mía trồng mới |
153 |
754 (vụ Đông Xuân 2011-2012) |
61 |
- Mè |
30 |
30 |
|
* Vụ Đông Xuân 2012 - 2013:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 8.530 ha. Trong đó: Giai đoạn mạ 7.317 ha, đẻ nhánh 1.003 ha và làm đòng 210 ha.
- Cây trồng khác:
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.325 |
|
|
- Rau các loại |
1.257 |
72 |
14 |
- Đậu các loại |
220 |
|
|
- Khoai các loại |
124 |
|
|
- Bắp |
301 |
|
|
- Dưa hấu |
197 |
|
|
- Mì trồng mới |
5.789 |
|
|
- Mía trồng mới |
885 |
|
|
* Tình hình dịch hại cây trồng từ 05/12 – 11/12/2012:
Cây lúa:
* Vụ Thu Đông 2012 (Mùa): Hầu hết diện tích lúa ở giai đoạn chín đến thu hoạch rộ, một số đối tượng gây hại một số diện tích lúa giai đoạn trổ ở mức nhiễm nhẹ, diện tích nhiễm ít.
* Vụ Đông Xuân 2012-2013: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 109 ha, giảm nhẹ so với tuần trước. Hầu hết đối tượng gây hại có diện tích nhiễm ít, mức hại thấp. Gồm: Rầy nâu (32 ha), Sâu cuốn lá (35 ha), Bọ trĩ (12 ha), Chuột (20 ha), đạo ôn lá (10 ha).
Cây trồng khác:
+ Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 249 ha, tăng 114 ha so với tuần trước, chủ yếu gây hại ở mức nhiễm nhẹ (riêng bệnh héo xanh trên bầu bí gây hại ở mức trung bình 3 ha). Các đối tượng sâu, bệnh hại có diện tích nhiễm nhiều là: Sâu xanh (52 ha), bọ trĩ (43 ha), rầy mềm (38 ha), … và bệnh thán thư (43 ha), …
+ Cây mãng cầu ta: 94 ha nhiễm nhẹ các đối tượng: Rệp sáp (31 ha), bọ vòi voi (25 ha), ruồi đục quả (23 ha) và bệnh thán thư (15 ha).
+ Cây mì: Trong tuần phát hiện 1,7 ha mì giai đoạn 6-7 tháng nhiễm bệnh chổi rồng, mức nhiễm trung bình, tại xã Trường Đông huyện Hòa Thành.
+ Cây đậu phộng: Đa số diện tích mới xuống giống nên tình hình dịch hại chưa đáng kể.
+ Cây cao su: 15 ha nhiễm nhẹ bệnh vàng rụng lá tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu.
* Dự báo tình hình dịch hại từ 12/12 – 18/12/2012:
Cây lúa:
* Vụ Thu Đông 2012: Một số đối tượng phát sinh gây hại cục bộ một số diện tích gieo sạ muộn ở giai đoạn sau trổ với mật số không cao.
* Vụ Đông Xuân 2012 – 2013: Hiện nay đa số diện tích ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh (bón phân đợt 1, 2), một số diện tích đã bước sang giai đoạn làm đòng và thời tiết sáng sớm có nhiều sương là điều kiện thích hợp để bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại; nhất là trên những ruộng gieo sạ giống nhiễm (OM 4900, …), bón phân không cân đối bị dư đạm, sạ dày, khô hạn thiếu nước, … Ngoài ra, cần lưu ý bọ trĩ gây hại mạnh cho những chân ruộng triền gò, thiếu nước; chuột, ốc bươu vàng phá hại ruộng mới sạ ở giai đoạn mạ.
Đề nghị bà con nông dân nên áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác như “3 giảm 3 tăng”, “một phải, 5 giảm” ngay từ đầu vụ để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sự phát sinh gây hại của dịch hại, tiết kiệm được chi phí sản xuất ban đầu, nâng cao hiệu quả kinh tế vào cuối vụ. Đối với những diện tích đã gieo sạ, nên bón phân cân đối tránh để thừa đạm, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng để phun trừ sâu cuốn lá, bọ trĩ, … trên lúa giai đoạn trước làm đòng để bảo tồn lượng thiên địch trong ruộng nhằm tránh sự bùng phát dịch hại ở giai đoạn sau trổ - nhất là rầy nâu và sâu cuốn lá. Đối với những ruộng đang bị nhiễm đạo ôn nên phun xịt bằng các loại thuốc đặc trị khi lá lúa đã ráo sương, không để ruộng khô nước, tiến hành bón phân thúc các đợt khi vết bệnh trên lá đã khô - không phát triển nữa, tuyệt đối không phun phân bón qua lá có chứa hàm lượng đạm, …
Các cây trồng khác:
- Cây rau: Các đối tượng như sâu xanh, sâu đục trái, bọ trĩ, rầy mềm, rầy xanh, ruồi đục quả bệnh sương mai, thán thư, ... tiếp tục phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ - trung bình.. Khi sử dụng thuốc BVTV trên rau, bà con nông dân nên dùng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”.
- Cây mãng cầu ta: Các đối tượng như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục gây hại giai đoạn ra hoa - cho trái.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc