Hiệu quả từ việc thụ phấn nhân tạo cho cây mãng cầu ta

Thứ sáu - 11/08/2023 11:00 1.064 0

Mãng cầu là loại trái cây đặc sản và chủ lực của tỉnh Tây Ninh, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công Nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh” vào năm 2011 và UBND tỉnh Tây Ninh Ban hành Quy chế phối hợp Quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý mãng cầu Bà Đen, Tây Ninh) tại Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 22/02/2012.

Diện tích cây mãng cầu trên địa bàn tỉnh năm 2022 là 5.530 ha (diện tích lớn nhất cả nước), có năng suất bình quân đạt 143 tạ/ha/năm, sản lượng đạt 72.930 tấn/năm và phân bố tập trung tại các huyện: Tân Châu, TP. Tây Ninh, Dương Minh Châu.

 

Hình ảnh cây mãng cầu tại xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh

Nông dân Tây Ninh đã có kinh nghiệm trồng mãng cầu từ bao đời nay với tập quán canh tác để cây mãng cầu tự thụ phấn dẫn đến chất lượng trái kém, bị lép không tròn đều. Đặc điểm của mãng cầu là cây có hoa phức hợp, lưỡng tính, trên đài hoa có nhụy cái và nhị đực, nhụy cái thường chín sớm so với nhị đực nên thời gian để đón nhận phấn ngắn. Đài hoa có 3 cánh thuôn dài nhưng khe cánh hoa hẹp, hoa hướng xuống đất nên không có khả năng thụ phấn nhờ gió, phần lớn phải có tác động của côn trùng hoặc phải thụ phấn nhân tạo, nếu như không có côn trùng hoặc thụ phấn bổ sung thì đậu trái kém, trái bị lép (không tròn đều). Một số nông dân đã biết được nhược điểm của hoa mãng cầu nên coi sự thụ phấn nhân tạo là công việc phải làm và mang lại hiệu quả thiết thực cho họ.

Các lợi ích của việc thụ phấn nhân tạo cho cây mãng cầu mang lại như: Chủ động chọn hoa ở những vị trí trên cành có điều kiện hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất để thụ phấn và sẽ nuôi trái tốt hơn ở giai đoạn phát triển trái; hoa được thụ phấn bổ sung sẽ ra trái tròn đều không bị lép; chủ động phân bổ trái đều trên tán cây; quản lý số lượng trái trên cây phù hợp với thể trạng của cây bằng cách ngắt bỏ sớm những bông, trái tự thụ để hạn chế tiêu hao dinh dưỡng; khi thụ phấn nhân tạo kết hợp ngắt bớt 01 cánh hoa để đánh dấu và hạn chế côn trùng gây hại khi hoa bắt đầu tượng trái (hiện tượng trái bị sọc ếch);

Qua quá trình thực tế thụ phấn nhân tạo cho cây mãng cầu ta từ hộ ông Đặng Hồng Thanh ở xã Thạnh Tân cho kết quả như sau:

Phân loại trái khi thu hoạch

Phương pháp truyền thống (Tự thụ theo tự nhiên)

Thụ phấn nhân tạo

Tỷ lệ %

Số lượng (kg)

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Tỷ lệ %

Số lượng (kg)

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Loại 1

25

2.000

35.000

70.000.000

50

4.000

35.000

140.000.000

Loại 2

40

3.200

22.000

70.400.000

30

2.400

22.000

52.800.000

Loại 3

35

2.800

15.000

42.000.000

20

1.600

15.000

24.000.000

*Tổng thu (đồng)

 

 

 

182.400.000

 

 

 

216.800.000

*Tổng chi  phí tăng thêm (đồng)

Chi phí tách bông/ha/vụ.

12.000.000

Chi phí thụ phấn (lấy bao phấn, thụ phấn kết hợp tách bông)/ha/vụ.

24.000.000

Tổng cộng (đồng)

170.400.000

 

192.800.000

Chênh lệch lợi nhuận/vụ/ha giữa 2 giải pháp là 22.400.000 đồng.

Qua số liệu trên cho thấy việc thụ phấn nhân tạo cho cây mãng cầu ta là thực sự cần thiết, nó mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất.

Trung tâm Khuyến nông./.

Tác giả: Khuyen nong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây