- Nâng cao ý thức trách nhiệm về PCCC rừng và chống phá rừng của các cấp, ngành, đơn vị liên quan và các cộng đồng dân cư trên các địa bàn có rừng;
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCCC và chống phá rừng ở các cấp, các ngành, đơn vị chức năng; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy rừng, phá rừng và thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Tổ chức, phối hợp tốt việc kiểm tra PCCCR với kiểm tra chống phá rừng và các hành vi bao, lấn chiếm sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích;
- Qua kiểm tra, chủ động phát hiện những tồn tại, thiếu sót trong công tác PCCC, chống phá rừng; đồng thời tập hợp, ghi nhận các kiến nghị của các cấp, ngành, đơn vị cơ sở, nhằm giúp BCĐ tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, biện pháp chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác PCCC và chống phá rừng.
Căn cứ diễn biến thời tiết của khu vực và nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra trong mùa khô; tình hình khai thác trộm lậu lâm sản, phá rừng trên các địa bàn; nội dung trọng tâm kiểm tra theo các thời điểm như sau:
A. Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Nội dung kiểm tra công tác chuẩn bị phòng cháy, chữa cháy rừng (Thực hiện đến 31 tháng 01 năm 2013).
a) Đối với các huyện và xã có rừng:
Công tác tổ chức triển khai kế hoạch, phương án phối hợp về PCCCR và chống phá rừng.
b) Đối với các đơn vị chủ rừng:
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án PCCC rừng tại chổ;
- Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ);
- Các công trình PCCC rừng như: Chòi canh lửa, đường băng cản lửa, bể chứa nước, đường chuyên dùng; trang thiết bị, dụng cụ phương tiện… phục vụ cho PCCC rừng;
- Hệ thống bảng cấp dự báo cháy rừng, biển cấm lửa, các quy định tín hiệu báo cháy;
- Thực hiện các quy trình kỹ thuật về PCCC rừng trên các địa bàn rừng;
- Việc chuẩn bị, bố trí lực lượng, phương tiện; tổ chức tuần tra canh phòng, khả năng huy động lực lượng phương tiện chữa cháy (kể cả lực lượng, phương tiện của nhân dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn);
2. Kiểm tra việc tổ chức lực lượng, phương tiện thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng (Từ tháng 02 đến cuối tháng 5/2013).
- Công tác tổ chức lực lượng, phương tiện thường trực tại chỗ phòng cháy và sẳn sàng chữa cháy rừng;
- Việc thực hiện chế độ trực ban, tuần tra canh phòng; chú ý các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao;
- Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại các khu vực có nguy cơ cháy cao đã được cảnh báo;
- Tình hình các vụ cháy rừng đã xảy ra, việc tổ chức huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy, thống kê diện tích và đánh giá ban đầu về mức độ thiệt hại, xác định nguyên nhân và xử lý, khắc phục hậu quả sau khi cháy; đồng thời rút kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo.
- Việc thực hiện chế độ báo cáo nhanh về tình hình cháy rừng.
3. Phúc tra tình hình cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng (thực hiện vào cuối mùa khô).
- Kiểm tra lại diện tích bị cháy và mức độ phục hồi rừng;
- Chỉ đạo xử lý, khắc phục hậu quả các vụ cháy rừng còn tồn đọng;
- Tổng hợp báo cáo phúc tra tình hình cháy rừng trên phạm vi toàn tỉnh và xây dựng triển khai kế hoạch tiếp tục thực hiện ở các tháng khi mùa mưa năm 2013 kết thúc.
B. Về chống phá rừng
- Kiểm tra việc bố trí, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng ở các Ban quản lý rừng; thực hiện các biện pháp tuần tra truy quét chống các hành vi phá rừng, khai thác trộm lậu lâm sản; bẫy bắt, săn bắn động vật rừng và lấn chiếm, sử dụng trái phép đất lâm nghiệp trên các địa bàn rừng. Chú trọng đến những khu vực có nguy cơ xâm hại cao như: Khu vực giáp biên giới Campuchia ở Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Chàng Riệc; khu vực Sóc Con Trăn, xã Tân Hoà, huyện Tân Châu; vùng ven sông Sài Gòn giáp ranh với tỉnh Bình Phước trên địa bàn rừng phòng hộ Dầu Tiếng và rừng ở các xã của huyện Châu Thành;
- Kết hợp kiểm tra PCCC rừng với kiểm tra những địa bàn trọng điểm dễ xảy ra hoặc có nguy cơ cao về phá rừng, khai thác trộm lậu lâm sản, lấn chiếm và sử dụng trái phép đất lâm nghiệp; kịp thời đề xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
1. Thành phần đoàn kiểm tra
a) Kiểm tra định kỳ theo lịch.
* Đoàn kiểm tra gồm:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực BCĐ), Chi cục Kiểm lâm, Cảnh sát PCCC và CNCH, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (để đưa tin tuyên truyền) và các đơn vị có liên quan là thành viên BCĐ.
- Một số cán bộ, chuyên viên của các ngành (do Thường trực BCĐ mời).
* Ngoài thành phần nêu trên, còn có sự tham gia của đại diện Ban chỉ huy PCCC và chống phá rừng cấp huyện, Ban chỉ huy cấp xã và chủ rừng; các thành viên là BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Sư đoàn Bộ binh 5 (nếu địa bàn kiểm tra thuộc khu vực biên giới, khu vực rừng do cơ quan Quân sự quản lý. Thường trực BCĐ có Giấy mời riêng).
b) Kiểm tra đột xuất.
Tuỳ theo tính chất, yêu cầu, nội dung kiểm tra; Thường trực BCĐ sẽ có Giấy mời riêng.
2. Thời gian kiểm tra
- Thời gian kiểm tra bắt đầu từ đầu tháng 01/2013 và kết thúc vào cuối tháng 12/2013, nhưng tập trung chủ yếu đợt cao điểm vào các tháng mùa khô năm 2013.
- Thường trực BCĐ xây dựng lịch kiểm tra định kỳ và thông báo trước cho các thành viên BCĐ của tỉnh, BCH các huyện, xã và các đơn vị chủ rừng biết để tham gia.
Khi cần kiểm tra đột xuất, Thường trực BCĐ có thông báo riêng.
- Giao Chi cục Kiểm lâm đề xuất kế hoạch, lịch kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tập hợp báo cáo tình hình kết quả kiểm tra. Xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan Báo, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi các quy định về PCCC rừng, chống phá rừng để mọi người hiểu và cùng thực hiện; thông báo nhanh cấp dự báo cháy rừng; dự trù kinh phí, phương tiện phục vụ đoàn kiểm tra;
- Các thành viên BCĐ tỉnh chủ động chỉ đạo ngành, cơ quan, đơn vị mình phối hợp thực hiện, đồng thời trực tiếp tham gia đoàn kiểm tra theo kế hoạch này; cử cán bộ, chuyên viên tham gia khi đoàn kiểm tra yêu cầu;
- BCH PCCC và chống phá rừng các huyện, các xã có rừng và các đơn vị chủ rừng chuẩn bị tốt các tài liệu và điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu nội dung kiểm tra và tham gia đoàn kiểm tra. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng chỉ đạo tuyên truyền trực tiếp đến các cộng đồng dân cư ven rừng, để mọi người hiểu tích cực tham gia PCCC và chống phá rừng;
- Chi cục Kiểm lâm và BCH PCCC, chống phá rừng các huyện, xã; Ban quản lý các Khu rừng tổ chức phân công trực 24/24 giờ hàng ngày trong suốt thời gian cao điểm mùa khô, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiếp nhận và xử lý thông tin; tổng hợp báo cáo thường xuyên, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện PCCC và chống phá rừng lên cấp trên theo quy định; kịp thời huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy, truy quét chống phá rừng tại chỗ; đồng thời đề xuất huy động lực lượng phối hợp khi tình hình xảy ra vượt khả năng của cấp cơ sở.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra công tác PCCC và chống phá rừng năm 2013. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các thành viên BCĐ của tỉnh, BCH các huyện và các đơn vị chủ rừng phản ánh về Thường trực BCĐ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có hướng giải quyết, hoặc tham mưu UBND tỉnh giải quyết./.
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ BAN
Ý kiến bạn đọc