TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 21/11/2012 – 28/11/2012

Thứ hai - 21/01/2013 20:50 136 0

 Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh trong tuần qua:

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2012:

- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 55.246 ha, đạt 100,5% KH vụ Thu Đông. Trong đó: Làm đòng 1.911 ha, trổ 19.230 ha, chín 17.566 ha và thu hoạch 16.499 ha với NSBQ: 4,5 – 5,0 tấn/ha.

- Cây trồng khác: Đa số diện tích thu hoạch rộ, một số cây trồng có diện tích thu hoạch sắp dứt điểm như đậu phộng, bắp, dưa hấu,…

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.471

1.061

2,6

- Rau các loại

5.129

3.008

11,5

- Đậu các loại

1.139

458

1,1

- Khoai các loại

517

271

12

- Bắp

684

422

6,2

- Dưa hấu

73

69

14

- Mì trồng mới

5.934

12.737

(vụ Đông Xuân 2011-2012)

29

- Mía trồng mới

153

201

(vụ Đông Xuân 2011-2012)

50

- Mè

30

5

 

* Vụ Đông Xuân sớm 2012 - 2013:

- Cây lúa: Đã xuống giống được 487 ha lúa, giai đoạn mạ 402 ha, đẻ nhánh 85 ha tại huyện Trảng Bàng.

            - Cây trồng khác: Một số cây trồng đã được xuống giống như đậu phộng, rau các loại, khoai, bắp, dưa hấu,…tại các huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Tân Biên và Tân Châu:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

274

 

 

- Rau các loại

312

26

12

- Đậu các loại

45

 

 

- Khoai các loại

32

 

 

- Bắp

24

 

 

- Dưa hấu

77

 

 

- Mì trồng mới

1.548

 

 

* Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

Cây lúa vụ Thu Đông 2012 (Mùa): Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại là 995 ha, tăng 226 ha so với tuần trước và gây hại chủ yếu trên lúa giai đoạn đòng -  trổ. Các đối tượng có diện tích gây hại nhiều bao gồm:

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 453 ha, tăng 240 ha so với tuần trước, mật số phổ biến trên đồng là 500 – 1.000 con/m2, rầy tuổi 4-5, trưởng thành, phân bố tại các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành và Thị xã. Trong tuần, rầy nâu di trú vào đèn rãi rác tại các bẫy. Số lượng rầy nâu vào đèn cao nhất vào đêm 19/11: 152.600 con/bẫy tại xã Phước Vinh, huyện Châu Thành.

+ Sâu cuốn lá: Nhiễm nhẹ 113 ha, giảm 36 ha so với tuần trước.

+ Đạo ôn lá: Gây hại nhẹ 126 ha, tăng 14 ha so với tuần trước.

+ Khô vằn: Nhiễm nhẹ 111 ha, giảm 23 ha so với tuần trước, phân bố tại các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu và Thị xã.

+ Đạo ôn cổ bông: Nhiễm nhẹ 133, tăng 78 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn trổ - chín,  phân bố tại huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành và Trảng Bàng.

+ Dịch hại khác: Diện tích nhiễm ít, mật số thấp như: Lem lép hạt (15 ha), cháy bìa lá (39ha), và chuột (5 ha).

Cây trồng khác:

+ Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 250 ha, tăng 55 ha so với tuần trước, gây hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ. Các đối tượng sâu, bệnh hại có diện tích nhiễm nhiều là: Rầy mềm (41 ha), sâu xanh (49 ha), bọ trĩ (27 ha)… và bệnh vàng lá (27 ha).

+ Cây mãng cầu ta: 110 ha nhiễm nhẹ, tăng 30 ha so với tuần trước. Các đối tượng: Rệp sáp, ruồi đục quả và bọ vòi voi.

+ Cây nhãn: Trong tuần không phát hiện thêm diện tích nhiễm mới bệnh chổi rồng.

+ Cây đậu phộng: Đa số diện tích mới xuống giống nên dịch hại chưa đáng kể.

+ Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá  4 ha (tỷ lệ nhiễm 5%) tại xã Tân Đông và bệnh nứt vỏ là 1 ha ( tỷ lệ nhiễm 3- 4 %) tại xã Tân Phú,  gây hại trên cao su 5-6 năm tuổi, thuộc huyện Tân Châu.

* Dự báo tình hình dịch hại từ  21/11 – 28/11/2012:

Cây lúa:

- Vụ Thu Đông (Mùa) 2012: Các dịch hại như: Rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh do vi khuẩn, bệnh đốm vằn, lem lép hạt, sâu cuốn lá, chuột, ... tiếp tục phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ - trung bình trên trà lúa làm đòng – trổ. Dự kiến trong 7 ngày tới sẽ có đợt rầy nâu di trú vào đèn. Các CBKT, cùng bà con nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm sát tình hình dịch hại để hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ thích hợp, hiệu quả.

Tại các địa phương chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2012-2013: Theo dõi tình hình rầy vào đèn và  khí tượng thuỷ văn để gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy. Vận động nông dân làm tốt vệ sinh đồng ruộng, đồng thời theo dõi mật số rầy trên lúa giai đoạn đòng – trổ  để tránh sự bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau và lây lan sang lúa Đông xuân.

Các cây trồng khác:

- Cây rau: Các đối tượng như sâu xanh, sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh thán thư, đốm lá, ... tiếp tục phát sinh, gia tăng diện tích nhiễm và mức độ gây hại trên các vườn rau vụ thu đông. Riêng diện tích rau mới xuống giống vụ Đông xuân bà con nông dân lưu ý tình hình bệnh chết cây con, bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng, rầy xanh gây hại giai đoạn cây dưới 30 ngày sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây.

- Cây mãng cầu ta: Các đối tượng như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục gây hại.

- Ngoài ra: thường xuyên kiểm tra, chăm chóc các cây trồng khác như bệnh chổi rồng trên nhãn; bệnh cháy lá, xì mủ thân do vi khuẩn trên cây mì; bệnh nứt vỏ, vàng rụng lá trên cây cao su,...

* Một số biện pháp để phòng ngừa bệnh chết cây con trên cây rau

Sau thu hoạch và trước khi canh tác cần thu dọn, tiêu hủy tàn dư thực vật và làm sạch cỏ dại. Đất trồng rau phải thoáng, tơi xốp và tiêu thoát nước tốt, xử lý đất trước khi trồng. Trồng rau với mật độ thích hợp không quá dày sẽ là nơi trú ngụ nguồn bệnh.

Phân bón: Nên bón lót phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai, có thể phối trộn với nấm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng làm hạn chế nguồn bệnh. Sử dụng cân đối N-P-K không bón nhiều phân đạm cho rau. Khi phát hiện cây bị bệnh thì ngưng ngay việc bón phân đạm.

Sử dụng biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc hóa học phun để tăng sức đề kháng cho cây và hạn chế lây lan bệnh. Khi sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục thuốc được phép sử dụng trên cây rau.

                                    CHI CỤC BVTV TÂY NINH


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây