Bệnh nguy hiểm trên cây khoai Mỳ

Thứ ba - 01/01/2013 15:25 567 0
Rệp ráp bột hồng sống trên nhiều bộ phận của cây khoai mì

 Ks.Nguyễn Văn Nhành - TTKN

  Trước đây người ta cho rằng trồng khoai mì ít thấy sâu bệnh phá hại, nhưng trong những năm gần đây do chuyển từ  những giống địa phương: Mì gòn, mì gòn xanh Bình Dương dùng để luộc, sang trồng mì công nghiệp, giống chủ yếu là giống nhập nội có năng suất và hàm lượng bột cao. Vì thế dễ nhiễm sâu bệnh là chuyện tất yếu sẽ xảy ra.

Rệp sáp bột hồng hại khoai mì: (Phennacoscus manihoti Mat-Ferr).

Rệp sáp bột hồng hại khoai mì loài sâu hại chính, rất nguy hiểm đã gây ra nhiều thiệt hại cho các vùng trồng khoai mì trên thế giới. Rệp sáp bột hồng có xuất xứ từ Paraguay, sau đó lang ra Châu Phi, thời gian gần đây xuất hiện ở Châu Á, ghi nhận đầu tiên ở Thái Lan (2006) với diện tích nhiễm bệnh 166.7000 ha, ở Campuchia (năm 2010) 137 ha. Tây Ninh phát hiện năm 2012 với diện tích bị nhiễm hơn 75 ha  (Theo báo cáo tham luận của Cục BVTV trong Hội Nghị tổng kết tiêu và sắn ở Thành Phố  Pleiku).

       Rệp ráp bột hồng sống trên nhiều bộ phận của cây khoai mì, trên đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng chùn ngọn, dẫn đến cây khoai mì bị lùn làm cho lá bị vàng, rụng, các tế bào trên thân có nhiều vết thương thành những tế bào chết, cây phát triển còi cọc, bênh nặng cây rụng toàn bộ lá, khô phần thân củ nhỏ năng suất củ giảm tới 80-84%. 

       Rệp sáp bột hồng lây nhiễm qua hom giống, phát tán qua gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và phương tiện vận chuyển... Rệp ráp bột hồng còn phát hiện trên nhiều cây ký chủ khác như:  Cây Nam Sâm, cây Cói Lác, cây Trạng Nguyên, cây Cao Su ceara, cây Bái Chổi.

       Biện pháp phòng trừ:

       Xử lý hom giống: Các hom giống trước khi trồng cần phái ngâm trong dung dịch thuốc có hoạt chất Imidaclodric như: Amanda 100SL; Confedorr 100SL, Midan 10 WP, thuốc có hoạt chất Dinot efuran như: Oshin 20WP, thuốc  có hoạt chất Thiamethoxam như: Actara 25 WG, Fortaras 25 WG, Tata 25 WG. Sử dụng biện pháp IPM: Nuôi và phóng thích ong ký sinh, sử dụng các loại côn trùng ăn thịt tự nhiên để kiểm soát rệp sáp như bọ rùa, bọ cánh gân, bọ xit đỏ...

       Nghiên cứu chọn giống khoai mì kháng rệp sáp.

       Tăng cường công tác kiểm tra phát hiện kịp thời quá trình, phát sinh phát triển, cũng như sự diễn biến của rệp sáp trên các vùng trồng khoai mì tại địa phương, khi phát hiện cần có biện pháp phun thuốc diệt trừ, sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của Trạm BVTV gồm cho toàn bộ diện tích bị nhiễm và vùng lân cận bán kính 50 m (phun cả cây và mặt đất).

       Kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của rệp sáp bột hồng. Những diện tích bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở mật độ cao (nhiễm nặng) cần lập kế hoạch tiêu hủy.

       Bệnh chổi rồng (Phytoplasma):  

Text Box:         Bệnh Phytoplasma (bệnh chổi rồng) do dịch khuẩn bào, một loại vi sinh vật ở giữa virus và vi khuẩn gây ra. Hiện chưa có thuốc đặc trị, chỉ phòng trừ bằng biện pháp canh tác.

       Triệu chứng gây hại:

       - Hom giống sau khi trồng lên mầm kém, lóng thân ngắn, lá nhỏ và cây thấp, các mầm ngủ trên thân đều bật và phát triển. Sau đó lá chuyển màu vàng. Những cây bệnh bị nặng các mạch dẫn chuyển màu nâu và nâu đen, cây có thể bị chết khô, khi cây sắn bị bệnh sớm thường không cho thu hoạch. Cây bị bệnh muộn thì làm giảm năng suất từ 10 - 30%, hàm lượng tinh bột giảm 20 - 30%. Đáng lưu ý, bệnh này có dạng ẩn bệnh, vì vậy cây nhìn có vẻ khỏe, nhưng có thể đã nhiễm bệnh.

       - Những cây bị bệnh nhẹ, bị nhiễm bệnh muộn không chết, đến khi thu hoạch, ngọn cây bị héo khô, phần giữa thân mọc dạng chùm chồi hình dù, củ ít và nhỏ.     

       Biện pháp phòng ngừa

       Do không có thuốc đặc trị, vì thế dùng biện pháp canh tác phòng là chính.

Chọn các giống khoai mì có khả năng chống, chịu bệnh và có năng suất cao để trồng ở các khu vực đã bị bệnh như các giống: KM140, KM98-5, SM937-26 và một số giống khoai mì tốt của mỗi vùng ở nước ta để thay thế cho các giống sắn KM94. Sử dụng các cây giống sạch bệnh để trồng, không lấy giống từ các vùng đã bị bệnh, trước khi trồng cần ngâm hom giống trong nước nóng 45 - 60oC thời gian từ  40-60 phút hoặc sử dụng dung dịch Formandehyt 5%.

Trồng luân canh với cây trồng khác 1-2 năm để cách ly nguồn bệnh. Tiêu diệt rầy mô giới truyền bệnh (loài Hishimmonus phycitis và Hemiptera Cicadellidae).

Trên đây, là  2 loại bệnh hại trên cây mì, để bà con nghiên cứu và phòng trừ có hiệu quả.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây