Hiệu quả mô hình liên kết 4 nhà

Thứ ba - 25/12/2012 16:40 146 0
V ụ Đông Xuân năm 2011-2012 trên địa bàn 2 ấp: Ấp Chánh và ấp Voi xã An Thạnh huyện Bến Cầu có 07 tổ, 153 hộ nông dân, với diện tích 230 ha, thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết 4 nhà

 Hùng Dũng – Bến Cầu


Vụ Đông Xuân năm 2011-2012 trên địa bàn 2 ấp: Ấp Chánh và ấp Voi xã An Thạnh huyện Bến Cầu có 07 tổ, 153 hộ nông dân, với diện tích 230 ha, thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết 4 nhà về “Thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn”, được triển khai trên vùng đất có địa hình bằng phẳng ven sông Vàm Cỏ Đông, nguồn nước tưới tiêu chủ yếu theo thủy triều.

Với yêu cầu trong mô hình là:

- Gieo sạ thưa, đồng loạt, né rầy với lúa giống cấp xác nhận; dùng giống lúa có năng suất, phẩm chất tốt và chống chịu sâu bệnh;

- Áp dụng “3 giảm- 3 tăng” và “1 phải- 5 giảm” trong thâm canh lúa;

- Nông dân phải thực hiện tốt việc ghi chép sổ tay, sản xuất lúa theo hướng VietGAP.

Các chỉ tiêu theo dõi (để so sánh trong và ngoài mô hình): Các biện pháp canh tác của nông dân, việc ghi chép nhật ký sản xuất; Tình hình dịch hại trên đồng ruộng và biện pháp phòng trừ; Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế.

Sử dụng giống lúa cấp xác nhận: OM 6976; OM 4218 do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp; Lượng giống được gieo sạ: Sạ hàng 100kg/ha; sạ lan 120 kg/ha (210 ha); Phân bón do Công ty Bình Điền đưa ra theo công thức cho 1 ha là: 325kg NPK 20-15-7 TE + Agrotain lúa 1 và 150 kg NPK 18-4-20 TE+ Agrotain lúa 2.

Nông dân sản xuất ngoài mô hình:

Nông dân bón phân theo kinh nghiệm sản xuất nên thời gian bón, loại phân, lượng phân bón không có sự đồng nhất giữa các hộ dân, có người bón phân quá trễ, có người bón phân quá thừa đạm hoặc có người bón với số lượng phân rất cao, không có sự cân đối giữa các loại phân.

Kết quả chi phí sản xuất trong và ngoài mô hình được thể hiện cụ thể như sau: (đồng/ha)

STT

HẠNG MỤC

MÔ HÌNH

NGOÀI MÔ HÌNH

CHÊNH LỆCH (đồng)

Số lượng

Chi phí (đồng)

Số lượng

Chi phí (đồng)

1

Làm đất

1ha

1.500.000

1ha

1.500.000

 

2

Lúa giống

118kg

1.781.800

154kg

1.610.000

-171.800

3

Phân bón

1ha

5.537.000

1ha

5.275.000

-262.000

4

Thuốc BVTV

1ha

1.728.780

1ha

3.159.100

1.430.320

5

Công  phun thuốc

5,3 lần

795.000

8,5 lần

1.275.000

480.000

6

Thu hoạch, vận chuyển

1 ha

2.800.000

1 ha

2.800.000

0

7

Chi phí khác (xuống giống, đắp bờ, bón phân, cấy dặm…)

1 ha

1.000.000

1 ha

1.000.000

0

8

Tổng chi:

1 ha

15.142.580

1 ha

16.619.100

1.476.520

 

 

 

 

Về hiệu quả kinh tế:

Stt

Hạng mục

Trong mô hình

Ngoài mô hình

Chênh lệch

1

Năng suất lúa tươi (kg/ha)

8.325

8.110

215

2

Giá bán (đồng/kg)

4.250

4.250

 

 

3

Tổng thu (đồng/ha)

35.381.250

34.367.500

913.750

4

Tổng chi (đồng/ha)

15.142.580

16.619.100

1.476.520

5

Lợi nhuận (đồng/ha)

20.238.670

17.848.400

2.390.270

 

 

 

 

Tại Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện mô hình liên kết 4 nhà, sáng ngày 04/4/2012 tại xã An Thạnh huyện Bến Cầu. Điển hình là ông Nguyễn Văn Dầu, ngụ ở Thị trấn Gò Dầu đang thực hiện mô hình này vui vẻ cho biết, vụ Đông Xuân năm nay ông sản xuất trên diện tích 0,5 ha, sử dụng giống lúa OM 6976, với 4 lần phun thuốc/vụ, tổng chi phí trên 8 triệu đồng, gia đình ông thu hoạch trên 5000 kg lúa, bán được trên 21 triệu đồng, thu được lợi nhuận cao, ông đã tham gia mô hình được 3 vụ lúa vừa qua, đều mang lại kết quả thiết thực nên ông sẽ tiếp tục, an tâm, tin tưởng tham gia vào mô hình này trong các vụ lúa tới.

Qua thực hiện mô hình liên kết 4 nhà tại xã An Thạnh (ấp Chánh và ấp Voi) trong vụ Đông Xuân 2011-2012 đã giúp cho nông dân xác định được các đối tượng dịch hại trên đồng ruộng, bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, sử dụng thuốc BVTV hợp lý, an toàn và hiệu quả. Thay đổi được tập quán canh tác, nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế (lợi nhuận cao trên 20 triệu đồng/ha). Nông dân tham gia mô hình tiết kiệm chi phí sản xuất được gần 2,4 triệu đồng/ha so với sản xuất ngoài mô hình. Ngoài ra, các hoạt động trong mô hình đã giúp nông dân thể hiện tính cộng đồng cao hơn, tạo điều kiện tốt cho nông dân tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, an toàn cho sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Tuy nhiên, qua thực hiện mô hình đến nay được 7 vụ, nhưng chưa có doanh nghiệp nào hợp đồng thu mua lúa làm ra nên thường bị thương lái mua ép giá. Do vậy nông dân rất mong muốn các ngành, các cấp, Ban Chủ nhiệm mô hình sớm tìm được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định giá cho nông dân. Đồng thời mong muốn Công ty cổ phần BVTV An Giang, Công ty Phân bón Bình Điền tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí để triển khai nhân rộng mô hình trong các vụ tiếp theo, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân gắn bó sản xuất lúa lâu dài với mô hình 4 nhà đang mang lại hiệu quả cao , góp phần ổn định cuộc sống gia đình.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây