Ngày 25/6/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1363/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương lập Đề án Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, cụ thể như sau:
I. GIỚI THIỆU CHUNG, VỊ TRÍ, QUY MÔ, THỜI KỲ LẬP ĐỀ ÁN
- Thực hiện Vùng sản xuất NNUDCNC: phát triển mô hình cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi. Mô hình này liên kết thành một chuỗi theo Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh: từ con giống, cây giống; tạo ra mô hình, liên kết với người dân, hợp tác xã; bao tiêu sản phẩm cho người dân, có nhà máy chế biến nông sản và đưa sản phẩm ra thị trường. Có thể chọn một ít loại cây trồng nhưng phải có giá trị gia tăng cao, có thị trường tiêu thụ bền vững, đảm bảo năng suất hiệu quả, đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc Global GAP.
- Về mô hình quản lý: chọn một trong hai phương án:
(1) Ban quản lý khu NNUDCNC.
(2) Chọn một doanh nghiệp cung ứng hạ tầng cho toàn khu. Cần so sánh hiện trạng của Việt Nam và cơ chế chính sách của Trung ương để đề xuất mô hình cho phù hợp.
- Cơ chế về đất đai: cập nhật những quy định về đất đai, nêu rõ những lĩnh vực được cho thuê đất, lĩnh vực sẽ đấu giá quyền sử dụng đất (trừ nhà ở, các dự án đầu tư vào nông nghiệp sẽ được nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm).
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm, mục tiêu
2. Chức năng, nhiệm vụ Vùng sản xuất NNUDCNC
3. Bố trí mặt bằng, phân khu chức năng, định hướng sử dụng đất và quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng Vùng sản xuất NNUDCNC
III. TIẾN ĐỘ LẬP ĐỀ ÁN, SẢN PHẨM VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tiến độ lập Đề án
02 tháng từ khi Đề cương được phê duyệt (chưa kể thời gian phê duyệt).
2. Sản phẩm giao nộp sau khi được phê duyệt
- Phần văn bản
+ Thuyết minh tổng hợp đề án kèm các bản vẽ khổ A3.
+ Các văn bản pháp lý liên quan.
+ Tờ trình phê duyệt Đề án.
- Phần bản vẽ
3. Nguồn vốn lập Đề án
Từ nguồn vốn xã hội hóa năm 2021 do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nông nghiệp Tây Ninh (là công ty con của Công ty Cổ phần Đầu tư LMC HOLDINGS) thanh toán./.
VPS
Ý kiến bạn đọc