Năm 2023 là năm nền tảng, động lực, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm của tỉnh nói chung và kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 – 2025 nói riêng. Trong năm sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tác động bất lợi của thời tiết, giá cả vật tư nông nghiệp, công lao động tăng, nguy cơ dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi vẫn còn hiện hữu… Song cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt có hiệu quả của chính quyền các cấp, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, sản xuất nông nghiệp của tỉnh năm 2023 có tốc độ tăng trưởng đạt 3%, tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2020 đến nay, các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của tỉnh cơ bản duy trì so với cùng kỳ (CK) và đạt tiến độ kế hoạch (KH). Trong đó một số kết quả nổi bật đạt được như sau:
(1) Tổng giá trị sản phẩm (GRDP) của ngành đạt 21.725 tỷ đồng (tăng 856 tỷ đồng so CK), đóng góp 19,8% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.
(2) Chuyển đổi 1.630 ha cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế thấp (mía, cao su già cõi) sang phát triển các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao (chuối, mì, sầu riêng…), nâng giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha lên 109 triệu đồng/ha/năm (tăng 03 triệu đồng so CK). Ngoài diện tích cao su giảm, diện tích rau duy trì so CK, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng so CK: lúa 821.000 tấn, tăng 1,5%; mì hơn 2 triệu tấn, tăng 1,6% so CK; mía 545.000 tấn, tăng 17% so CK; cây ăn quả 362.000 tấn, tăng 22% so CK.
(3) Phát triển mạnh đàn heo với 297.000 con (tăng 28,5% so CK) và đàn gia cầm với trên 9,5 triệu con (tăng 5,6% so CK), sản lượng thịt heo đạt 51.000 tấn, tăng 6% so CK, sản lượng thịt gia cầm đạt 58.000 tấn, tăng 18% so CK, sản lượng trứng đạt 780 triệu quả, tăng 20% so CK. Tỷ lệ chăn nuôi tập trung chiếm 87% (tăng 8% so CK).
Điểm trình diễn mô hình lúa chất lượng cao năm 2023
(4) Thu hút đầu tư chăn nuôi mạnh mẽ. Trong năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng mức đầu tư 1.019 tỷ đồng, trong đó có các nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Hùng Nhơn; Công ty BAF, Công ty Vinamilk…góp phần hình thành các chuỗi liên kết trên heo, gia cầm, bò sữa trên địa bàn tỉnh.
(5) Tỷ lệ che phủ rừng duy trì 16,3%, thực hiện trồng mới 608 ha rừng (vượt 34% KH), trồng trên 345.000 cây giống phân tán, quyết liệt, xử lý các sai phạm trên đất lâm nghiệp đạt trên 90% KH.
Ký thỏa thuận hợp tác xây dựng chuỗi sản xuất gà thịt an toàn
(6) Hạ tầng thủy lợi được đầu tư, nâng cấp, nổi bật là dự án tưới tiêu phía Tây sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 1 hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cung cấp nước tưới cho 02 huyện Châu Thành, Bến Cầu với diện tích gần 17.000 ha. Tỷ lệ diện tích áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh đạt 31% (tăng 1% so CK).
(7) Tiếp nhận, vận hành hệ thống cấp nước đô thị Mộc Bài với công suất thiết kế 7.000 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 3.000 hộ dân nâng tỷ lệ tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn của Bộ Y tế đạt 68%.
(8) CTMTQG xây dựng nông thôn mới đạt Kế hoạch, có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 65 xã, đạt 91,5%, trong đó có 25 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 35,2%) và 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (4,2%).
Cụm xử lý chính của Công trình cấp nước đô thị Mộc Bài
(9) Có thêm 28 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP lên 90 sản phẩm, trong đó 65 sản phẩm được xếp hạng 03 sao; 24 sản phẩm được xếp hạng 04 sao; 01 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao.
Sản phẩm OCOP Tây Ninh tham gia Chương trình xúc tiến thương mại Festival Ngành hàng Lúa gạo tạo Hậu Giang năm 2023
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, hiện nay, phát triển nông nghiệp của tỉnh cũng còn vướng phải những khó khăn:
(1) Thị trường tiêu thụ, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp không ổn định, sản xuất NNUDCNC chưa đáp ứng yêu cầu
(2) Số vụ vi phạm trên các lĩnh vực của Ngành vẫn còn xảy ra, nhất là vi phạm về lâm nghiệp và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
(3) Chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa ngành nghề nông thôn chưa ổn định, sức cạnh tranh còn hạn chế.
(4) Kinh tế tập thể vẫn còn hạn chế trong khâu quản lý, chưa có bước đột phá trong vai trò dẫn dắt sản xuất
(5) Công tác CCHC còn hạn chế về số lượng hồ sơ thực hiện dịch vụ bưu chính công ích, chuyển đổi số còn chưa đáp ứng yêu cầu
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong năm 2023, nhìn nhận thẳng vào thực tế để khắc phục những khó khăn còn tồn tại, bước sang năm 2024 – năm bức phá để hoàn thành các nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025, theo đó nông nghiệp Tây Ninh tập trung hoàn thành các chỉ tiêu: (i) Duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành từ 3% trở lên; (ii) Nâng giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt từ 109 lên 112 triệu đồng/ha/năm; (iii) Duy trì tỷ lệ che phủ của rừng đạt 16,3%; (iv) Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 68 xã nông thôn mới (95,8%), 25 xã nông thôn mới nâng cao (35,2%), 04 xã nông thôn mới kiểu mẫu (5,6%); 04 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (44,4%).
Để đạt được những mục tiêu đề ra như trên, Ngành sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành, nhất là Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025... Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm NLTS; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng. Trong đó, tập trung 08 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
(1) Bám sát các mục tiêu, nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong Kế hoạch phát triển Ngành và chương trình công tác 2024; Ban hành Quyết định chỉ đạo điều hành của Sở, chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu năm.
(2) Định hướng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường; bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn mới thực chất, hiệu quả, gắn với phát triển kinh tế nông thôn.
(3) Tiếp tục triển khai thực hiện đề án, dự án, chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh. Phấn đấu có từ 1- 2 vùng được công nhận vùng NNUDCNC
(4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành.
(5) Tăng cường chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, nhất là chuyển đổi số và các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến nông nghiệp xanh, bền vững.
(6) Thu hút đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, liên kết với nông dân hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ phong phú và có giá trị gia tăng cao.
(7) Thực hiện tốt Chương trình OCOP, nâng tầm, tạo thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Tranh thủ sự hợp tác với các tỉnh thành, quốc gia, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
(8) Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động ngành nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế./.
Phòng Kế hoạch, Tài chính Sở
Tác giả: Thông tin can biet -khtc
Ý kiến bạn đọc