Khoai mì là loại cây trồng có nhiều ưu thế so với các loại cây trồng khác, cụ thể như: dễ trồng, không kén đất, chi phí đầu tư thấp, các sản phẩm từ khoai mì rất phong phú, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, … Nhiều năm qua, trước thực trạng các loại cây trồng khác không có được tăng trưởng như mong đợi thì cây mì vẫn đang phát triển tốt với tổng sản lượng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 01 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, từ tháng 5/2017, khi đối tượng dịch hại mới là bệnh khảm lá với tác nhân gây bệnh là Sri. Lankan Cassava Mosaic Virus xuất hiện gây hại tại các vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, hầu hết các giống khoai mì đang được trồng đều bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và làm giảm lượng củ. Để quản lý dịch bệnh khảm lá, ngành nông nghiệp đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp phòng chống bệnh khảm lá, trong đó tập trung phối hợp với các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, khảo nghiệm để tìm giống khoai mì mới có khả năng kháng bệnh khảm lá. Kết quả sau 02 năm nghiên cứu rất khả quan: đã tìm được 08 giống kháng bệnh trong đó có 02 giống là HN3, HN5 được Cục Trồng trọt công nhận và cho phép sản xuất lưu hành ở miền Đông Nam bộ.
Nội dung chi tiết tại chuyên mục "Khả quan với giống mì kháng bệnh khảm lá" của chương trình Nông nghiệp Tây Ninh – Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh, được truy cập tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=TDnzC_D2vn4&t=4s
Ảnh : Khả quan với giống mì trồng tại Tây Ninh
Nguồn: chương trình Nông nghiệp Tây Ninh trên kênh TTV11 |
Chi cục Trồng trọt và BVTV
Ý kiến bạn đọc