Chuyên mục: phòng trừ sâu keo mùa thu hại bắp

Thứ bảy - 05/12/2020 22:00 357 0
Sâu keo mùa thu là loài sâu mới xâm nhập vào nước ta từ tháng 4 năm 2019. Loài sâu này có thể gây hại rất nhiều loài thực vật như bắp, đậu tương, lúa, kê, mía, rau, cà, bông..., trong đó gây hại nặng trên nhóm cây họ hòa thảo, có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng, trong đó thức ăn ưa thích nhất của chúng là cây bắp. Đây là loài sâu đặc biệt nguy hiểm, trưởng thành có khả năng bay xa, đẻ khỏe (1000-2000 trứng/ con), vòng đời ngắn, có nhiều lứa đan xen, hơn nữa sâu gây hại từ giai đoạn bắp 4-5 lá đến khi thu hoạch, vì vậy gây khó khăn trong việc phòng trừ.

Sâu keo mùa thu là loài sâu mới xâm nhập vào nước ta từ tháng 4 năm 2019. Loài sâu này có thể gây hại rất nhiều loài thực vật như bắp, đậu tương, lúa, kê, mía, rau, cà, bông..., trong đó gây hại nặng trên nhóm cây họ hòa thảo, có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng, trong đó thức ăn ưa thích nhất của chúng là cây bắp. Đây là loài sâu đặc biệt nguy hiểm, trưởng thành có khả năng bay xa, đẻ khỏe (1000-2000 trứng/ con), vòng đời ngắn, có nhiều lứa đan xen, hơn nữa sâu gây hại từ giai đoạn bắp 4-5 lá đến khi thu hoạch, vì vậy gây khó khăn trong việc phòng trừ.

* Triệu chứng gây hại:

Sâu non tuổi 1-2 ăn biểu bì ở mặt dưới của lá non gây ra các vết hình vuông hoặc hình chữ nhật màu trắng đặc trưng. Sâu non tuổi lớn hơn ăn khuyết lá, khi nguồn thức ăn khan hiếm chúng ăn cả các phần xanh, mềm của cây.


Sâu keo mùa thu


* Biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu:

Phòng trừ sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp theo Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Cục Bảo vệ thực vật ban hành, gồm:

a) Biện pháp canh tác

- Làm sạch cỏ dại xung quanh vườn trồng ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu.

- Làm đất rồi phơi đất khô để ấu trùng, nhộng trong đất chết hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt.

- Luân canh ngô – lúa nước ngay sau vụ ngô để diệt nhộng trong đất. Làm đất kỹ cũng góp phần diệt nhộng trong đất.

b) Biện pháp thủ công

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 3-6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy.

- Sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn ngô diệt sâu non.

c) Biện pháp sinh học

- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để bảo vệ thiên địch của sâu keo mùa thu.

- Sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ.

- Nhân thả ong ký sinh trứng (ong mắt đỏ, …), các loài bắt mồi ăn thịt như bọ đuôi kìm để kiểm soát sâu non mới nở - tuổi nhỏ.

d) Biện pháp bẫy, bả

- Bẫy bả, bẫy đèn: Sử dụng bẫy dính màu vàng có pheromone giới tính, bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy đèn để diệt trưởng thành.

- Bẫy cây trồng: Trên cánh đồng trồng ngô trồng một số diện tích cỏ voi, ngô nếp sớm hơn so thời vụ chung để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng. Sử dụng bẫy diệt trưởng thành, ngắt ổ trứng và phun trừ sâu non trên các diện tích bẫy cây trồng.

e) Biện pháp hóa học

- Sử dụng các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng  như: Baccilus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, … để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-3 (giai đoạn ngô 3-6 lá), phun sáng sớm hoặc chiều mát.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng./.

https://youtu.be/IWUIzIqsW4E           

Chi cục Trồng trọt và BVTV

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây