Nghiên cứu giống khoai mì kháng bệnh khảm lá

Thứ hai - 07/12/2020 16:00 790 0
Qua hơn 03 năm kể từ khi bệnh xuất hiện gây hại, mặc dù đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống nhưng chưa thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, các ngành chức năng, các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu đã xác định việc sử dụng giống kháng bệnh/chống chịu với bệnh khảm lá sẽ là giải pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, bền vững và kinh tế nhất.


Giống khoai mì kháng bệnh khảm lá đang được nhóm nghiên cứu trồng tại huyện Tân Châu trong vụ Hè Thu 2020

Vào giữa năm 2017, bệnh khảm lá khoai mì được ghi nhận lần đầu xuất hiện ở Việt Nam và Tây Ninh là tỉnh đầu tiên bị hại. Đến nay, bệnh đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho ngành sản xuất và công nghiệp chế biến tinh bột mì không chỉ ở Tây Ninh mà cả trên phạm vi toàn quốc.

Qua hơn 03 năm kể từ khi bệnh xuất hiện gây hại, mặc dù đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống nhưng chưa thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, các ngành chức năng, các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu đã xác định việc sử dụng giống kháng bệnh/chống chịu với bệnh khảm lá sẽ là giải pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, bền vững và kinh tế nhất.

Từ giữa năm 2018 đến nay, được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự hỗ trợ của các Tổ chức Quốc tế, Viện Di truyền Nông nghiệp đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh tiến hành các nghiên cứu, đánh giá, khảo sát giống khoai mì kháng bệnh khảm lá trong 03 vụ, cụ thể như sau: Vụ 1 (Đông Xuân 2018 – 2019) đã tiến hành trồng khoảng 250 dòng/giống, trong đó có 50 dòng do Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (Gọi tắt là CIAT) nhập vào Việt Nam và nhiều giống được sưu tập ở nước ta, kết quả đã tuyển chọn được 08 dòng/giống kháng bệnh có năng suất đạt trên 35 tấn/ha và 09 dòng nhiễm bệnh rất nhẹ có năng suất đạt trên 37 tấn/ha để tiếp tục trồng theo dõi trong vụ 2 (Đông Xuân 2019 – 2020). Vụ 2 đã xuống giống trong tháng 10/2019 với 210 dòng/giống, trong đó có 107 dòng nhập nội trồng bằng cấy mô, kết quả bước đầu có một số giống sinh trưởng tốt, không nhiễm hoặc nhiễm bệnh rất thấp cần được tiếp tục đánh giá về chỉ tiêu năng suất, chữ bột và tính kháng bệnh ổn định trong nhiều vụ, trong đó nhóm nghiên cứu đã ghi nhận có một số dòng kháng bệnh (HN3, HN5) có triển vọng nên được chuyển sang trồng thuần để tiếp tục theo dõi ở vụ 3 (Hè Thu 2020) với diện tích 1,3 ha và hiện đang giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi, sinh trưởng phát triển tốt và chưa nhiễm bệnh.

Định hướng trong năm 2021 và các năm tiếp theo, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh sẽ tiếp tục phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp triển khai các nội dung nghiên cứu liên quan đến chọn tạo giống kháng bệnh khảm lá, đánh giá khả năng chống chịu bệnh hay kháng bệnh của các dòng triển vọng.    



Cây khoai mì giống kháng bệnh khảm lá được trồng tại huyện Tân Châu trong vụ Đông Xuân 2019 – 2020

 

                                                                                                                   Chi cục Trồng trọt và BVTV (PBVTV)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây