Chuyên mục: Hướng dẫn nhận biết và phòng trừ bọ phấn trắng (rầy phấn trắng) gây hại lúa

Thứ ba - 08/12/2020 00:00 5.620 0
Bọ phấn trắng, rầy phấn trắng, bọ cánh phấn hay rầy phấn là tên gọi chung của loại dịch hại này. Cơ thể chúng có màu trắng tinh như bột, toàn thân phủ một lớp phấn bao quanh.

Bọ phấn trắng, rầy phấn trắng, bọ cánh phấn hay rầy phấn là tên gọi chung của loại dịch hại này. Cơ thể chúng có màu trắng tinh như bột, toàn thân phủ một lớp phấn bao quanh.

Trong vụ Hè thu 2020 trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 9.534ha lúa bị bọ phấn trắng gây hại. Trong đó xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu hơn 10.000 ha, có 600 ha nhiễm bọ phấn trắng

 Bọ phấn trắng hay còn gọi là rầy cánh trắng, là loại dịch hại đa ký chủ., ngoài cây lúa chúng còn gây hại nhiều loại rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp… nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn.


Ruộng lúa nhiễm bọ phấn trắng

*Triệu chứng gây hại

Cả ấu trùng và trưởng thành bọ phấn trắng đều gây hại bằng cách chích hút nhựa lá lúa làm cho lá lúa bị suy dinh dưỡng, chuyển sang màu vàng, cây phát triển kém, lá mới mọc ra sẽ bị triệu chứng xoắn lại giống như bị "siết cổ lá". Ở giai đoạn lúa làm đòng, lá cờ bị xoắn làm bông trổ không thoát; nếu trổ được hạt lúa sẽ bị lép toàn bộ.

* Các biện pháp phòng trị

- Biện pháp canh tác: Sạ thưa với mật độ vừa phải, không nên sạ dày; bón phân cân đối N-P-K, không nên bón thừa đạm, thường xuyên chăm sóc để lúa phát triển tốt, tăng cường sức chống chịu cho cây.

- Biện pháp sinh học: Các loài thiên địch như: bọ rùa, kiến 3 khoang, nhện các loại… có khả năng khống chế sự phát triển bọ phấn trắng ở mức gây hại thấp.

- Biện pháp hóa học: Có thể chọn các loại thuốc trừ rầy để phun phòng trừ bọ phấn trắng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng./.


Chi cục Trồng trọt và BVTV


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây