Kỹ thuật tạo chúa, chia đàn và khai thác mật ong

Thứ năm - 27/02/2014 17:40 1.916 0

 I. KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN

1. Tạo chúa: Khi đàn ong sung mãn, khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ (mũ chúa) để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bầy. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.

* Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo:

a. Phương pháp đàn không chúa: Chọn một đàn ong từ  6 --> 7 cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và trùng nhỏ, con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chổ khác. Sau đó đưa vào giữa tổ 1 khung có gắn 2 thang  nụ chúa có khoảng 20 --> 25 nụ chúa.

- Ngày thứ nhất: Dùng kim di trùng đưa vào mỗi nụ chúa 1 con ấu trùng từ  1 một đến 2 ngày tuổi.

- Ngày thứ hai: Lấy thang chúa này ra gắp bỏ các con ấu trùng đã đưa vào hôm trước. Lấy tăm chấm vào sữa trong nụ và bôi vào các nụ ong không tiếp thu. Sau đó dùng kim di trùng đưa vào mỗi ấu chúa một con ấu trùng một ngày tuổi (càng nhỏ càng tốt). Dĩ nhiều các con ấu trùng này được lấy ở đàn ong giống tốt nhất (nay là phương pháp di kép).

- Bốn ngày sau, đàn ong bắt đầu bít nắp các nụ chúa này.

- Ngày thứ sáu, ta sẽ đưa vào một đàn ong không có chúa để bảo quản các nụ này.

b. Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một miếng ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa. 

2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

- Lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân (9 --> 12, 18 --> 21) đưa vào một thùng không đặt ở chổ thoáng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong non giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng cửa để nhốt ong lại. Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn (di một cầu). Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và trong thao tác luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống). Sau đó gắn vào phần trên của cầu nhộng. Tối đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở cửa (chắn cửa nhỏ lại, chỉ để khoảng 2 cm cho ong ra vào nhằm chống bị cướp mật).

II. KỸ THUẬT KHAI THÁC

1. Khai thác phấn hoa: Vào mùa bông trà, cà phê, mắc cỡ...., nếu  nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:

- Dùng một tấm lưới có các lỗ đường kính 5,7 mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.

Mũ Chúa

* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách:

a. Phơi nắng: Trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ đến 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa  thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.

b. Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy phấn hoa trong tủ sấy ở 450C đựng vào bao bì  sạch và đậy kín có chống ẩm.

Di ấu trùng vào mũ chúa

 

c. Bảo quản bằng cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.

2. Khai thác sữa ong chúa: Tổ chức những đàn ong giống như đàn tạo chúa theo phương pháp đàn có chúa.

- Di con ấu trùng 1 ngày tuổi vào các nụ (mỗi nụ một con).

Di ấu trùng vào mũ chúa nhân tạo

- Đến ngày thứ 3 lấy các thanh nụ này ra, dùng kẹp gắp bỏ các  ấu trùng, sau đó dùng một thanh nhựa dẹt múc sữa chúa trong các nụ này vào 1 túi nylon có túi lọc bằng vải nylon mịn, lọc lấy sữa chúa, cột chặt túi sau khi vuốt hết không khí ra. 

- Lại di con ấu trùng khác vào các nụ này, sau đó bỏ vào thùng và bắt dầu chu kỳ tiếp theo.

- Bảo quản sữa chúa ở  -180 C và không có ánh sáng.

3. Khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn.

Người ta đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.

* Có hai phương pháp lấy mật:

- Phương pháp thu mật giữ nguyên bánh tổ ong.

- Phương pháp vắt mật ra khỏi bánh tổ ong.

a. Đàn đơn: Là đàn nuôi trong 1 thùng ong để riêng biệt. Đàn ong 10 cầu quân đông đưa vào vùng nguyên liệu  từ 7 --> 10 ngày, khi thấy mật đã vít nắp (mật sau khi đưa về được ong thợ luyện và đưa lên trên, khi đã đủ độ chín  thì dùng sáp ong trám lên trên để bảo quản).

- Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 --> 2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.

- Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật.

- Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.

- Sau khi đã lấy hết  mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại.

- Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 --> 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn  10 cầu có thể lấy được từ từ 4 --> 12 kg mật ong.

b. Đàn kế: Là đàn nuôi trong các thùng ong xếp chồng lên nhau, các thùng giữa không có đáy và nắp. Muốn đánh mật đàn kế ta phải tổ chức trước đó 40 ngày, có hai phương pháp tổ chức đàn kế.

- Phương pháp tự lên: Dùng một thùng kế (là thùng không có đáy và nắp) để lên trên một thùng bình thường (ở giữa hai thùng này có một lưới mà chỉ có ong thợ qua được còn chúa thì không) đưa 4 cầu nhộng bỏ lên trên, thêm cầu không vào bên dưới cho chúa đẻ, 20 ngày sau lại đưa 4 cầu nhộng  lên trên và thêm cầu không vào bên dưới, như vậy khi đi lấy mật thì bên trên toàn là cầu nhộng.

- Phương pháp dùng đàn hỗ trợ: Lấy 3 cầu nhộng ở đàn hỗ trợ chuyển lên kế của đàn lấy mật, thêm cầu nhộng vào đàn hỗ trợ, cứ  10 ngày lại chuyển một lần, 40 ngày sau đưa đàn có thùng kế vào khai thác. Khi số lượng quân suy giảm ta loại bớt cầu nhộng và đưa tiếp của đàn hỗ trợ vào, sao cùng đưa hết đàn hỗ trợ vào luôn (sau khi bỏ chúa).

- Ưu điểm của phương pháp lấy mật ở thùng kế là đàn ong mạnh mật đạt chất lượng tốt.

- Nhược điểm: Nếu mùa mật kéo dài thì khó có thể duy trì đàn kế và khó khăn trong di chuyển vì đàn quá nặng.

- Khi lấy mật ta chỉ  lấy mật trên những cầu ở thùng kế.

- Mỗi lần mật đàn kế ta có thể lấy được từ 10 --> 25 kg mật.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây