Ảnh hưởng chăn nuôi vịt trong ruộng lúa lên năng suất và khả năng đáp ứng lương thực của nông dân

Thứ năm - 27/02/2014 17:25 272 0

 ThS. Võ Văn Vinh – TTKN Tây Ninh

(Tổng hợp từ: Asian Journal of Agriculture and Development, Vol. 2, No. 1)

(Tiếp theo kỳ trước)

2.6 Lợi nhuận

Phân tích kinh tế mô hình lúa-vịt và mô hình lúa đơn thuần cho thấy, lợi nhuận ròng của mô hình lúa-vịt cao hơn 50-60%, cụ thể: Tại Sylhet, lợi nhuận ròng từng vụ của lô thực nghiệm cao hơn đối chứng lần lượt là 11.220,00 TK (TK: Taka, đơn vị tiền tệ của Bangladesh. 1USD=66TK) 16.103,00 TK và 15.920 TK (bảng 6). Tại Barisal, lợi nhuận ròng trên mỗi ha cho từng vụ là 13.430,00 TK; 8.455.00 TK và 13.940.00 TK. Kết quả nghiên cứu trước đó của Hossain et al. (2004) và Zheng et al. (1997) cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 6. Kết quả so sánh phân tích kinh tế của mô hình lúa-vịt và trồng lúa đơn thuần tại Sylhet và Barisal

Địa điểm

Mùa vụ (từ tháng đến tháng)

Nghiệm thức

Tổng thu

Tổng chi phí biến đổi

Tổng lợi nhuận

Lợi nhuận cao hơn lô ĐC

Sylhet

3-8

Lúa-vịt

43.320

21.850

21.470

12.220

Lúa

26.700

15.450

10.250

6-12

Lúa-vịt

60.120

27.748

32.372

16.103

Lúa

38.419

22.150

16.269

11-5

Lúa-vịt

553.180

24.400

28.780

15.920

Lúa

35.660

22.800

12.860

Baristal

3-8

Lúa-vịt

50.280

25.700

24.580

13.430

Lúa

27.500

15.350

11.150

6-12

Lúa-vịt

47.245

23.590

23.655

8.455

Lúa

33.560

18.360

15.200

11-5

Lúa-vịt

53.500

26.260

27.240

13.940

Lúa

34.300

21.000

13.300

Thu nhập nghiệm thức lúa-vịt cao hơn do 2 tác nhân là năng suất lúa cao đồng thời giảm chi phí sản xuất và thu nhập từ chăn nuôi vịt. Mô hình lúa-vịt có thể làm giảm thuốc trừ sâu và phân hóa học, do đó giảm ô nhiễm môi trường và tạo ra các sản phẩm hữu cơ.

2.7 Tăng khả năng đáp ứng lương thực

Trước khi tham gia thực nghiệm, những nông dân chỉ có khả năng tự cung cấp gạo được 6-8 tháng. Sau khi áp dụng mô hình lúa-vịt, làm năng suất trên mỗi đơn vị diện tích, do đó 78 trong tổng số 147 nông hộ tăng khả năng tự đáp ứng nhu cầu gạo thêm ít nhất là 01 tháng, các nông dân khác cũng tăng lên (Bảng 7) nhưng ít hơn. Kết quả tương tự cũng được báo cáo bởi Ahmed et al. (2004).

Bảng 7. Khả năng đáp ứng lương thực của nông dân nghèo tham gia mô hình

Khả năng đáp ứng lương thực trước khi tham gia mô hình

Số lượng nông dân gia tăng thời gian tự đáp ứng lương thực sau khi tham gia mô hình

% nông hộ gia tăng ít nhất 01 tháng

Phân hạng thời gian (tháng)

Số lượng nông dân

Số tháng

0

1

2

3 hoặc hơn

Ít hơn 3

38

20

20

1

-

52

3-5

24

15

9

-

-

40

6-8

40

10

27

3

-

67

8 hoặc hơn

45

12

22

7

4

51

3. Kết luận

Kết quả thực nghiệm cho thấy, mô hình lúa-vịt rất có lợi cho nông dân về mặt kinh tế. Bên cạnh việc tăng năng suất lúa, vịt nuôi trong ruộng lúa giúp khống chế của cỏ dại và côn trùng gây hại. Ích lợi từ mô hình đem lại là giảm công lao động và giảm hoặc đã loại bỏ hoàn toàn chi phí thuốc trừ sâu và phòng trừ cỏ dại. Giảm thiểu tác động xấu của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân hóa học đến môi trường và sức khỏe.

Mô hình lúa vịt rất dễ thực hiện đối với nông dân. Phụ nữ sẽ có cơ hội tham gia vào một số công đoạn trong mô hình. Giải pháp nuôi vịt trong ruộng lúa có khả năng cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người nông dân nghèo. Kết quả từ thực nghiệm này chứng minh hiệu quả cao hơn của mô hình lúa-vịt và đó là khả năng nhân rộng ở Bangladesh. Ở Việt Nam mô hình này cũng nên khuyến khích nhân rộng đặc biệt là bảo tồn và nhân rộng nuôi các giống vịt truyền thống phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đang có khuynh hướng sử dụng các sản phẩm từ giống vật nuôi bản địa.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây