Bệnh Khảm lá khoai mì và Môi giới truyền bệnh

Thứ sáu - 18/08/2017 17:00 1.059 0
Bệnh khảm lá trên cây khoai mì là bệnh hại mới xuất hiện ở Việt Nam, Tây Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. Bệnh khảm lá cây khoai mì do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra và môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemesia tabaci). Tính đến ngày 13/8/2017, bệnh khảm lá cây khoai mì đã phát sinh gây hại 5.494,82 ha trên địa bàn 41 xã thuộc 5 huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu, Hòa Thành và Thành phố Tây Ninh. Trong đó tỷ lệ nhiễm bệnh: <30% là 3.801,52 ha; 30-70% là 1.303,47 ha và >70% là 389,83 ha. Trước đó, ngày ngày 19 tháng 7 năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện khẩn số 5920/CĐ-BNN-BVTV về việc thực hiện cấp bách việc tiêu hủy nguồn bệnh khảm lá sắn (mì) ở tỉnh Tây Ninh; UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành các Quyết định: số 1653/QĐ-UBND ngày 20/7/2017; số 1725/QĐ-UBND ngày 28/7/2017; số 1739/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 về việc công bố dịch bệnh khảm lá khoai mì tại các huyện có mì nhiễm bệnh khảm lá và phê duyệt Kế hoạch số 1931/KH-UBND ngày 21/7/2017 về Phòng chống dịch bệnh khảm lá cây khoai mì (sắn) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

           Bệnh khảm lá trên cây khoai mì là bệnh hại mới xuất hiện ở Việt Nam, Tây Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. Bệnh khảm lá cây khoai mì do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra và môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemesia tabaci). Tính đến ngày 13/8/2017, bệnh khảm lá cây khoai mì đã phát sinh gây hại 5.494,82 ha trên địa bàn 41 xã thuộc 5 huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu, Hòa Thành và Thành phố Tây Ninh. Trong đó tỷ lệ nhiễm bệnh: <30% là 3.801,52 ha; 30-70% là 1.303,47 ha và >70% là 389,83 ha. Ngày 19/7/2017 Bộ Nông nghiệp và PTNTđã có Công điện khẩn về việc thực hiện cấp bách việc tiêu hủy nguồn bệnh khảm lá sắn (mì) ở tỉnh Tây Ninh; từ ngày 20/7/2017 đến 31/7/2017 UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành các Quyết định về việc công bố dịch bệnh khảm lá khoai mì tại các huyện có mì nhiễm bệnh khảm lá:  Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Gò Dầu, Hòa Thành và Thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh, đồng thời phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh khảm lá cây khoai mì (sắn) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

         Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông tin về đặc điểm nhận diện bệnh khảm lá cây khoai mì và môi giới truyền bệnh như sau:

1. Bệnh khảm lá  

 - Tác nhân do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra, viết tắt là SLCMV.

- Triệu chứng: Trên lá có những vết vàng loang lổ xen lẫn phần xanh. Khi bị nặng, vết vàng loang rộng ra trên phiến lá; lá biến dạng nhăn nheo, hơi cuốn lại và nhỏ đi. Cây mì nhiễm bệnh cho năng suất thấp.

- Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết là khảm vàng loang lổ trên lá

Mức độ hại nhẹ: lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ

- Mức độ hại nặng: lá biến dạng mạnh, cong queo, xoăn.

- Cây nhiễm bệnh  sớm, ít củ và củ phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất

- Cây bệnh khảm lá, sau khi ngắt ngọn chồi mới phát triển và tiếp tục có triệu chứng bệnh.

2. Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci )

- Bọ phấn trắng có vòng đời khoảng 25-30 ngày. Vòng đời có 4 pha. Trứng: 5-6 ngày, ấu trùng có 3 tuổi: 7-10 ngày, nhộng (giả): 3-6 ngày, trưởng thành: 5-10 ngày.

- Ấu trùng có 3 tuổi, màu vàng nhạt và sống ở mặt dưới của lá. Ấu trùng tuổi 1 có thể di chuyển một khoảng cách ngắn, ấu trùng các tuổi khác hầu như không di chuyển.

- Con trưởng thành có kích thước nhỏ, chiều dài 0,75 – 1,4mm, sải cánh dài 1,1 – 2mm. Hai đôi cánh trước và sau dài bằng nhau. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Trưởng thành rất linh hoạt, thường hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều mát; có khả năng bay và di chuyển xa nhờ gió.

- Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh là virus gây bệnh khảm lá.

3. Cơ chế lan truyền bệnh

- Qua vết thương cơ giới: virus SLCMV lây lan từ cây nhiễm bệnh sang cây khỏe thông qua những vết trầy xước trong quá trình chăm sóc cây (làm cỏ). 

- Qua bọ phấn trắng (Bemesia tabaci): khi bọ phấn chích hút cây bị bệnh rồi sang chích hút trên cây khỏe.

- Qua hom giống: virus SLCMV tồn tại trong thân, lá, củ khoai mì nên khi lấy thân khoai mì làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm. Do vậy, tuyệt đối không sử dụng cây mì trên ruộng bị nhiễm bệnh để làm giống. Nghiêm cấm vận chuyển các bộ phận cây khoai mì (thân, lá, củ) từ vùng nhiễm bệnh đi nơi khác (nội dung chỉ đạo trong Công điện khẩn số 5920/CĐ-BNN-BVTV ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện cấp bách việc tiêu hủy nguồn bệnh khảm lá sắn (mì) ở tỉnh Tây Ninh).

                                                                                                              CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây