TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM

Thứ tư - 18/11/2015 17:55 262 0

I. Thông tin tình hình dịch bệnh:

1. Trong nước: Theo thông tin của Cục Thú y, tính đến ngày 16/11/2015, tình hình dịch bệnh xảy ra trên cả nước như sau:

1.1. Dịch Cúm gia cầm: Ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã qua 21 ngày. Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch Cúm gia cầm chưa qua 21 ngày ở tỉnh Cà Mau: Có 01 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời (đã qua 05 ngày).

1.2. Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM):

- Tại ổ dịch cũ xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên phát hiện thêm 05 con bò mới mắc bệnh.

- Hiện nay, cả nước có 14 ổ dịch LMLM xảy ra tại 10 huyện của 08 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể như sau:

+ Tỉnh Phú Yên có 03 ổ dịch LMLM (typ A), cụ thể:

* Huyện Đồng Xuân có 02 ổ dịch: Ổ dịch tại xã Xuân Quang 1 (đã qua 11 ngày) và ổ dịch tại xã Xuân Quang 2 (đã qua 07 ngày); 

* Huyện Sơn Hòa có ổ dịch tại xã Cà Lúi.

+ Tỉnh Yên Bái có 02 ổ dịch LMLM (typ O), cụ thể:  

* Huyện Mù Cang Chải: Ổ dịch tại xã Chế Tạo (đã qua 20 ngày);

* Huyện Trạm Tấu: Ổ dịch tại xã Túc Đán (đã qua 06 ngày);

+ Tỉnh Ninh Thuận có 04 ổ dịch tại huyện Ninh Sơn, cụ thể: Ổ dịch LMLM (typ A) tại xã Lương Sơn và ổ dịch LMLM (type O) ở thị trấn Tân Sơn (đã qua 02 ngày); ổ dịch LMLM (type O) ở xã Ma Nới và xã Lâm Sơn;

+ Tỉnh Bến Tre có 01 ổ dịch LMLM (typ O) tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri (đã qua 14 ngày);

+ Tỉnh Sơn La có 01 ổ dịch LMLM (typ A) tại xã Chiêng Sinh, thành phố Sơn La (đã qua 11 ngày);

+ Tỉnh Hà Tĩnh có 01 ổ dịch LMLM tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh (đã qua 13 ngày);

+ Tỉnh Quảng Trị có 01 ổ dịch LMLM (typ O) tại xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ (đã qua 11 ngày).

+ Thành phố Cần Thơ có 01 ổ dịch (ở 01 lò giết mổ heo) tại phường Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (đã qua 03 ngày).

1.3. Dịch Tai xanh trên heo: Hiện nay, cả nước có 11 ổ dịch Tai xanh xảy ra tại 07 huyện của 04 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể như sau:

- Tỉnh Hà Tĩnh có 01 ổ dịch tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (đã qua 20 ngày);

- Tỉnh Sóc Trăng có 07 ổ dịch, cụ thể:

+ Huyện Long Phú có 02 ổ dịch: Ổ dịch tại xã Tân Thạnh và xã Long Phú (đã qua 14 ngày);

+ Thành phố Sóc Trăng có 04 ổ dịch: 02 ổ dịch tại Phường 7 và Phường 8 (đã qua 15 ngày); 02 ổ dịch tại Phường 6 và Phường 10 (đã qua 07 ngày);

+ Huyện Trần Đề: có ổ dịch tại xã Thạnh Thới Thuận (đã qua 12 ngày).

+ Tỉnh Nghệ An có 01 ổ dịch tại xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên (đã qua 20 ngày);

- Tỉnh Long An có 02 ổ dịch, cụ thể:

+ Huyện Thủ Thừa có ổ dịch tại xã Mỹ Thạnh (đã qua 14 ngày);

+ Huyện Châu Thành có ổ dịch tại xã Phú Ngãi Trị (đã qua 14 ngày).

2. Trong tỉnh:

a. Tình hình dịch bệnh: Trên đàn gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như Lở mồm long móng gia súc, tai xanh trên heo, cúm gia cầm.

b. Công tác phòng chống dịch bệnh:

- Chi cục Thú y tiếp tục triển khai kế hoạch kiểm tra vệ sinh Thú y đối với các cơ sở chăn nuôi, cơ sở kinh doanh kinh doanh thuốc thú y – thức ăn chăn nuôi theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vệ sinh thú y cho các cơ sở trên, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát các hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm.

- Chi cục Thú y tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt công văn tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 4/2015 trên địa bàn toàn tỉnh nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh xảy ra tại địa phương từ ngày 23/11/2015 đến ngày 03/12/2015.

- Các Trạm Thú y huyện/thành phố đang tích cực tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, tiến độ tiêm phòng đã đạt được khoảng 70% kế hoạch đề ra. Đợt tiêm phòng sẽ kết thúc ngày 30/11/2015.

Ngoài ra, Chi cục Thú y khuyến cáo tuyên truyền cho người chăn nuôi nên tự bảo vệ đàn vật nuôi của mình bằng các biện pháp như tiêm phòng cho vật nuôi, vệ sinh tiêu độc - khử trùng chuồng trại, bổ sung các chế phẩm (vitamin, thuốc bổ,...) để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi.

 Người chăn nuôi cần phải áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh từ động vật lây sang người, khai báo với chính quyền địa phương hoặc cán bộ thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây