SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINHhttps://sonongnghiep.tayninh.gov.vn/uploads/logo-sonn_resize_1.png
Thứ hai - 25/07/2022 16:273210
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khoẻ con người, được toàn xã hội quan tâm. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Công tác quản lý an toàn thực phẩm trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, chính quyền các cấp và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm; trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh và qua các buổi tập huấn, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực
Tập huấn Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khoẻ con người, được toàn xã hội quan tâm. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Công tác quản lý an toàn thực phẩm trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, chính quyền các cấp và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm; trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh và qua các buổi tập huấn, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực.
Thực hiện Kế hoạch số 475/KH-CCTTBVTV ngày 06/7/2022 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về việc Tập huấn quản lý chất lượng an toàn thực phẩm. Vào ngày 08/7/2022 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tổ chức buổi “Tập huấn Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm”, nhằm mục đích cập nhật, bổ sung thông tin, kiến thức về an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cho công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Nội dung tập huấn bao gồm: - Tổng quan về kiểm soát An toàn thực phẩm - Nông sản thực phẩm. - Các hệ thống Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm được áp dụng hiện nay HACCP, ISO 22000, FSSC 22000, BRC... - Phân công quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật liên quan công tác kiểm soát an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn. - Cách thức đánh giá thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật. - Các yêu cầu liên quan Cơ sở đủ điều kiện và Tự công bố chất lượng sản phẩm. - Cách thức lấy mẫu sản phẩm gửi phòng thíc nghiệm (Lab) phân tích chỉ tiêu an toàn.
Thông qua lớp tập huấn đã giúp công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT hiểu thêm về kiểm soát an toàn thực phẩm, nâng cao kiến thức, năng lực tham mưu trong công tác quản lý nhà nước và kiến thức chuyên môn về an toàn thực phẩm; từ đó giúp công chức, viên chức hiểu sâu và áp dụng vào thực tiễn tại cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân./.