Những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm

Thứ ba - 14/05/2019 18:00 333 0
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP), Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP. Về cơ bản, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định nội dung và mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chặt chẽ và cao hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.

​Ngày 04 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP), Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP. Về cơ bản, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định nội dung và mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chặt chẽ và cao hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP cụ thể:

- Quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo: Quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với 1 hành vi vi phạm hành chính về ATTP lên tới 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức. So với  Nghị định 178, có hành vi tăng mức xử phạt gấp 2-3 lần và có hành vi bị xử phạt tăng đến 10 lần (cụ thể như bơm tạp chất vào tôm với mức xử phạt tăng từ 300.000 đồng lên đến 3.000.000 đồng); phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự...

        - Nghị định 115/2018/NĐ-CP còn quy định thêm hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm. Đối với cơ sở vi phạm, tùy vào trường hợp vi phạm buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm, trong trường hợp tang vật không còn phải nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.

        - Khác với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, tại  Điều 38 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP có quy định về hậu kiểm nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

        Xử lý vi phạm hành chính là một trong những giải pháp cuối cùng trong chuỗi hoạt động quản lý Nhà nước về ATTP. Để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hạn chế tối đa bị xử lý vi phạm hành chính, bên cạnh sự tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhắc nhỡ của các cơ quan chức năng và các Tổ chức Chính trị xã hội, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tự trang bị cho chính mình và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm những kiến thực cơ bản nhất về ATTP đồng thời phải đảm bảo được điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm  và chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh./.

                                                                                                                                                                                                              Chi cục QLCL



  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây