Những nông dân, doanh nghiệp tiêu biểu trong việc ứng dụng Khoa học công nghệ cao

Thứ hai - 17/10/2016 01:00 437 0

Trong thời đại ngày nay, có không ít những hộ nông dân tiêu biểu, đột phá đi đầu trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến đã mang lại hiệu quả cao trong đầu tư góp phần nâng cao thu nhập cho Công ty và gia đình.


 Điển hình như: Ông Nguyễn Quang Hợp – Giám đốc Công ty TNHH Hưng Thịnh. Vào năm 2013 chi khoảng 16 tỷ đồng để nhập khẩu 2 chiếc máy thu hoạch mía liên hợp do John Deere - nhà sản xuất máy móc nông cụ hàng đầu ở Mỹ sản xuất. Cũng theo ông Hợp, trong điều kiện thuận lợi, năng suất của máy trong vòng 1 giờ có thể thay thế khoảng hơn 800 lao động thủ công. "Với diện tích nông trường 1.500ha, sản lượng có thể đạt 100.000 tấn mía như hiện nay, chỉ sau 2 vụ thu hoạch là có thể thu hồi vốn đầu tư máy". Ông cho biết thêm.Thiết bị tưới do Tập đoàn Thành Thành Công đầu tư cho chi nhánh Nông trường Biên Hòa, Thành Long. Thiết bị này được nhập từ Mỹ có bán kính hoạt động 500m quay xung quanh tâm với tên gọi "Center Pivos" lượng nước tưới tùy thuộc vào việc điều chỉnh quay nhanh hay chậm và điều khiển từ xa.

http://admin.baotayninh.vn/resources/newsimg/092012/122013/23/mau%20lon.JPG

Ông Đoàn Văn Hữu, ngụ Ấp Thanh Quới, xã Thanh Đông, huyện Tân Châu, nhiều năm gắn bó với cây Khoai mì ông cũng đã có nhiều nỗi niềm chia sẽ với chúng tôi " Những năm trước đây trồng thâm canh cây Khoai mì thu nhập rất bấp bênh lúc thì được mùa mất giá, lúc được giá mất mùa..., do nhiều nguyên nhân thứ nhất là do giống thứ hai là do kỹ thuật canh tác, thứ ba là do phụ thuộc vào thiên nhiên quá nhiều..."

Tham quan khu đất trồng Mì của ông chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, tổng diện tích thâm canh Khoai mì 117ha, trong đó có 23ha được ông đầu tư hệ thống tưới bài bản, theo ông cho biết để đầu tư 1ha thì vừa tiền công lắp đặt, vừa tiền ống hết khoảng 15 triệu đồng, nếu đầu tư ống tốt (ống nhãn hiệu Bình Minh) thì khoảng 20 đến 25 triệu/1ha. Sau mỗi vụ thu hoạch, hệ thống ống sẽ được tháo ra (hệ thống ống được đặt nổi) để dễ dàng làm đất và trồng mới, sau đó được lắp lại, mỗi lần tháo ráp như vậy mất khoảng 2 ngày công.


Về năng suất giữa các khu tưới và không tưới, ông vui vẻ cho hay "năng suất bình quân của mì không tưới khoảng 35 – 40 tấn/ha, còn mì tưới tăng lên khoảng 10 tấn/ha. Ông nhẫm tính, số tiền đầu tư hệ thống tưới cho một ha là 15 triệu với độ bền 3 năm vậy tiền đầu tư cho một ha là 5 triệu một năm; còn năng suất tăng lên 10 tấn, giá bình quân 2.000đ/kg, tiền lời tăng thêm là 20 triệu đồng/ha, sau khi trừ đi tiền đầu tư hệ thống ông vẫn còn lời thêm 15triệu đồng/ha. Đưa chúng tôi đi tham quan khu tưới, ông vui vẻ trao đổi tất cả các kinh nghiệm cũng như những gì ông biết, hệ thống tưới của ông sử dụng béc f 34, hàng cách hàng 12,5 – 13m, béc cách béc 12,5 – 13m. Tổng diện tích khu tưới 23ha của ông chỉ tốn 2 công (1 người tưới 10 – 15ha).

Ngoài ra, ông cũng cho chúng tôi biết thêm, qua tìm hiểu trên mạng cũng như nghiên cứu trên thực tế, ông đã thuê cơ sở cơ khí Hai Hùng chế tạo hệ thống đổ rò ( luống trồng Mì) mới, theo đó ông chế dàn bừa phía trước, hệ thống chảo cày đổ rò đi phía sau, mỗi lần máy chạy qua thì đổ được 2 rò đôi (mỗi rò trồng hai hàng mì) nhờ vậy đất được tơi xốp rất nhiều, so với hệ thống đổ rò bình thường thì đất bông lên khoảng 2 tấc. Theo chúng tôi được biết, mì thuộc giống cây thu hoạch củ nên khi trồng đất được làm càng tơi xốp thì khả năng cho củ càng nhiều.

Một lần nữa, để chủ trương về tái cơ cấu ngành Nông Nghiệp tỉnh đi vào thực tiễn và thành công tốt đẹp, thì cần nhiều Công ty, những nông dân tiêu biểu như  Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh; Công ty TNHH Hưng Thịnh; ông Đoàn Văn Hữu… đã mạnh dạn, đột phá, dám nghĩ dám làm trong việc ứng dụng Khoa học - Công nghệ vào sản xuất góp phần chuyển đổi nhanh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn./.



Trần Thanh Sang

Trung tâm Khuyên nôngTây Ninh


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây