Mô hình trồng xen có hiệu quả ở xã Lộc Hưng huyện Trảng Bàng

Thứ hai - 14/10/2013 16:25 472 0

 Những năm gần đây bà con nông dân xã Lộc Hưng huyện Trảng Bàng đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Trồng xen canh các loại cây trồng  theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích. Điển hình như ông Phan Hùng Vương, sinh năm 1961 ngụ tại ấp Lộc Hòa, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh với mô hình trồng xen canh sầu riêng, quýt, đu đủ và bạc hà.

 Ông Vương cho chúng tôi biết: “… gia đình tôi làm kinh tế vườn từ năm 1998 đến nay, những năm trước đây tôi chỉ trồng 1 cây chủ lực là sầu riêng, vừa làm nghề vườn tôi có thêm nghề tay trái là chụp hình, quay phim đám tiệc nên cũng có cơ hội đi đây đó. Chính vì đi nhiều mở mang tầm mắt, thấy các nhà vườn ở các tỉnh miền tây không những trồng độc canh một loại cây trồng mà họ xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau, lấy ngắn nuôi dài và tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất…”

Sau quá trình tìm hiểu nghiên cứu tài liệu qua báo, đài, internet về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng và 15 năm kinh nghiệm trồng chuyên canh cây sầu riêng cộng với học hỏi them kinh nghiệm từ sự thành công trong việc trồng xen các loại cây trồng của các chủ nhà vườn miền tây. Đầu năm 2013 ông đã mạnh dạn trồng 6 công đất xen canh một cách khoa học các loại cây trồng: sầu riêng, quýt đường, đu đủ và bạc hà trên cùng một đơn vị diện tích bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Ông Vương chia sẻ: “…khi trồng xen canh các loại cây này, tôi cũng đã nghiên cứu kỹ đặc điểm và quá trình phát triển của từng loại cây một, và  tôi học được ở các nhà vườn miền tây kinh nghiệm xác định cây chủ lực để chọn các loại cây trồng hợp lý để bố trí trồng xen với cây trồng chính. cây chủ lực của tôi vẫn là cây sầu riêng, tiếp đến là quýt rồi mới tới đu đú và cuối cùng là bạc hà. Trên cơ sở xác định như vậy tôi mới có thể bố trí trồng như thế nào cho thích hợp…”

- Về thời vụ trồng: ông chia sẻ: “…đầu tháng 2 dương lịch, tôi cho công lao động lên luống và trồng cùng lúc Sầu riêng, quýt, đu đủ. Còn bạc hà sau 1 tháng tôi mới trồng…”.

+ Sầu riêng, quýt và đu đủ: trồng cùng lúc vào đầu tháng 2 dương lịch

+ Bạc hà: trồng sau 1 tháng

- Về giống

+ Sầu riêng: ông trồng giống sầu riêng Ri6, với giá 25.000đ/cây. 6 công đất ông trồng hết 90 cây

+ Quýt: Trồng giống quýt đường, với giá 20.000đ/cây. Ông trồng hết 200 cây/6 công đất.

+ Đu đủ: ông trồng giống đu đủ Nông Hữu, mua tại trại giống Bàu Đồn – Gò Dầu. Ông nói thêm: “…khác với sầu riêng, quýt và bạc hà, đu đủ tôi mua hạt về ươm cây rồi mới đem ra trồng. Với 6 công đất tôi mua 3 bịch giống đu đủ Nông Hữu, với giá 350.000đ/bịch…”.

+ Bạc hà: ông mua cây giống tại trại giống Bàu Đồn – Gò Dầu, với giá 500đ/cây. Do trại giống không đáp ứng đủ số lượng, nên 6 công đất ông chỉ trồng 10000 cây.

- Cách trồng

Ông tiến hành lên luống mỗi luống rộng 2m, giữa các luống có rãnh thoát nước. Trong mỗi luống ông bố trí hệ thống tưới tiêu tới tận các gốc cây. Trước khi trồng, ông bón lót 1000 kg phân chuồng (1 triệu đồng/100kg phân) + 20 bao lân (mỗi bao lân 50kg, với giá 165.000đ/bao). Sau đó ông tiến hành trồng cây trồng chính, cây có thời gian sinh trưởng dài nhất. Trên cơ sở đó bố trí trồng xen các cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn hơn một cách khoa học. Sau khi đã trồng xong ông tiến hành phủ bạt, cụ thể:

+ Cây sầu riêng được xác định là cây trồng chính, ông trồng với khoảng cách 8m*10m

+ Quýt: Trồng xen với khoảng cách là 4m*4m      

+ Đu đủ: trồng xen với khoảng cách là 2m*2m

+ Bạc hà: sau khi trồng sầu riêng, quýt, đu đủ được 1 tháng ông tiến hành trồng cây bạc hà, giữa khoảng cách 2 cây đu đủ tôi trồng xen 2 cây bạc hà

Ông Vương nói với chúng tôi: “…Cái hay của mô hình là lấy ngắn nuôi dài, sau 4 tháng tôi thu hoạch bạc hà bán và lấy tiền đó đầu tư cho 3 cây còn lại. 9 – 10 tháng đu đủ cho thu hoạch, sau khi thu hoạch xong thì chặt bỏ cây cho quýt và sầu riêng phát triển. 2 năm sau khi thu hoạch quýt, tôi tiến hành chặt bỏ cây tạo điều kiện cho cây sầu riêng phát triển…”

- Chăm sóc

+ Về phân bón: Ngoài bón lót trước khi trồng, thì sau khi trồng xong bạc hà và hoàn tất khâu phủ bạt. Ông dùng NPK 14 – 8 – 6 hòa với nước, rồi dùng hệ thống tưới tiêu để tưới đến tận các gốc. Với 6 công đất ông bón hết 6 bao NPK, mỗi bao có giá 500.000đ. 4 tháng sau khi trồng bạc hà cho thu hoạch, cứ mỗi tháng ông dùng 2 bao NPK 14 – 8 – 6 hòa với nước rồi dùng hệ thống tưới tiêu tưới cho tất cả các cây trồng.

+ Sâu bệnh: ông Vương chia sẻ: “…6 công đất, tôi thuê 3 công lao đông trả công theo tháng, mỗi tháng tôi trả 3,5 triệu đồng/người để họ bón phân, chăm sóc vườn…Nói chung về sâu bệnh thì yêu cầu phải thường xuyên thăm vườn… ”

- Thu hoạch: ông Vương chia sẻ với chúng tôi: “… bạc hà sau khi trồng được 4 tháng cho thu hoạch, trung bình mỗi ngày thu hoạch được 400kg, thường được bán cho các thương lái trong vùng với giá 6.000đ/kg. Còn đu đủ hiện nay đã có trái, dự kiến cuối năm nay sẽ cho thu hoạch. Quýt sau khi trồng được 2 năm sẽ cho thu hoạch, khoảng đầu năm 2015. Sầu riêng 4 năm sau khi trồng sẽ cho thu hoạch lần đầu…thu hoạch cây này thì lấy tiền đầu tư cho cây kia…”

- Hiệu quả kinh tế

+ Tổng chi phí đầu tư

* Giống : (10.000 cây bạc hà x 500đ/cây) + (3 bịch giống đu đủ x 350.000đ/bịch) + (200 cây quýt x 20.000đ/cây) + (90 cây sầu riêng x 25.000/cây) = 12.300.000đ

*  Hệ thống tưới tiêu: 130 triệu đồng

* Công lao động: 3.500.000đ/tháng  x  3 người x 48 tháng = 504.000.000đ

* Phân bón: 10.000đ phân chuồng + (20 bao lân x 165.000đ/bao) + (6 bao NPK x 500.000đ/bao) + (2bao NPK x 500.000đ/bao x 44 tháng) = 60.300.000đ

+ Tổng thu: Ông Vương cho chúng tôi biết: “… Hiện nay bạc hà đang cho thu hoạch trung bình mỗi ngày thu 400kg, với giá 6.000đ/kg. Còn đu đủ cuối năm nay mới thu hoạch được. Chỉ cần thu hoạch bạc hà và đu đủ thì tôi có thể hoàn vốn đầu tư, còn phần thu từ quýt và sầu riêng được gọi là lợi nhuận từ mô hình…”.

Mô hình trồng xen sầu riêng, quýt, đu đủ và bạc hà trên cùng một đơn vị diện tích đất là mô hình lấy ngắn nuôi dài tận dụng được diện tích đất, phát huy được hiệu quả của cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Tuy nhiên muốn làm được yêu cầu phải nắm vững các đặc điểm sinh học của các loại cây trồng và phải biết bố trí trồng xen một cách khoa học các loại cây trồng với nhau một cách hợp lý./.

 

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây