Phòng trừ rầy xanh gây sầu riêng giai đoạn ra lá

Thứ năm - 31/08/2023 09:52 7.750 0
Vụ sầu riêng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã kết thúc, bà con nông dân đang tích cực thực hiện các công việc chăm sóc, phục hồi vườn chuẩn bị cho mùa vụ sau như: tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn, bón phân, chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại, …Trong đó, việc tạo được tán lá đẹp quyết định không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái, bà con nông dân cần quan tâm phòng trừ các đối tượng gây hại lá như: bệnh thán thư, bệnh cháy lá chết ngọn, rầy nhảy (hay còn gọi là rầy phấn), rầy xanh, …

Vụ sầu riêng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã khép lại đầy phấn khởi với niềm vui được mùa – trúng giá, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, bà con nông dân đang tích cực thực hiện các công việc chăm sóc, phục hồi vườn như: tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn, bón phân, chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại, …Trong đó, việc tạo được tán lá đẹp quyết định không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái. Để thực hiện được, bên cạnh kỹ thuật bón phân, chăm sóc, bà con nông dân cần quan tâm phòng trừ các đối tượng gây hại lá như: bệnh thán thư, bệnh cháy lá chết ngọn, rầy nhảy (hay còn gọi là rầy phấn), rầy xanh, …

Rầy xanh có tên khoa học là Amrasca sp, là đối tượng gây hại phổ biến, quanh năm trên cây sầu riêng. Ngoài ra, rầy xanh còn gây hại trên một số cây trồng như: cà tím, đậu bắp, ớt, mướp, đậu phộng, ...

          - Đặc điểm hình thái: rầy xanh có chiều dài từ 2,5 mm – 3,3 mm, màu xanh vàng nhạt, có 02 chấm đen trên cánh trước; có vòng đời từ 12 – 14 ngày.

ha 30 8

Hình: Rầy xanh gây hại trên sầu riêng

Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh

          Cách gây hại: khi cây sầu riêng ra đọt non, lá non, rầy xanh tìm đến và đẻ trứng vào bên trong lá non vừa nhú khoảng 01 cm (02 phiến lá chưa mở), sau đó trứng nở thành ấu trùng gây hại bên trong phiến lá. Nếu mật số ấu trùng cao sẽ làm lá non rụng trước khi 02 phiến lá mở ra. Cả ấu trùng và trưởng thành của rầy xanh đều gây hại bằng cách chích hút lá non.

             - Biện pháp phòng trừ:

+ Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để thuận tiện trong kiểm soát rầy;

          + Giữ cho vườn cây thông thoáng;

          + Tạo điều kiện phát triển thiên địch (nhóm bắt mồi ăn thịt) của rầy xanh trong tự nhiên như: ấu trùng bọ rùa, ấu trùng bọ cánh gân, bọ xít, nhện;

+ Khi cây vừa nhú đọt non, sử dụng các loại thuốc chứa hoạt chất như: Abamectin, Emamectin benzoate, Buprofezin, ... để phòng trừ ấu trùng gây hại.

+ Khi mật số rầy xanh cao, có thể sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất: hỗn hợp Nitenpyram + Pymetrozine + Imidacloprid; hỗn hợp Acetamiprid + Buprofezin + Isoprocacarb; hỗn hợp Abamectin + Azadirachtin; hỗn hợp Abamectin + Petroleum oil; ... để quản lý trưởng thành gây hại.

Lưu ý: phun thuốc vào buổi chiều mát, luân phiên sử dụng các hoạt chất để hạn chế bộc phát tính kháng của rầy.

 PHÒNG HÀNH CHÍNH, TỔNG HỢP, THANH TRA

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TÂY NINH

Tác giả: Bao ve thuc vat

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây