Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa

Thứ ba - 20/12/2016 02:00 18.221 0

I. THỜI VỤ

Một năm gieo trồng 3 vụ lúa:

- Vụ Hè thu: tháng 4-5 (DL).

- Vụ Mùa (vụ Thu đông): tháng 8-9 (DL).

- Vụ Đông xuân: tháng 11-12 (DL).

II. CHUẨN BỊ ĐẤT

- Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm. Nếu có điều kiện nên cày phơi ải đất thời gian 15-20 ngày.

- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo, hoặc sử dụng máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser.

Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước và chủ động được nước tốt để hạn chế cỏ dại, ốc bươu vàng,… và quản lý nước tốt hơn.

III. CHUẨN BỊ GIỐNG

1. Chọn giống

- Chọn các giống có năng suất cao, chống chịu được một số sâu bệnh hại, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương như OM6162, OM 1352, OM7347, OM5451, OM4900, …

2. Chuẩn bị hạt giống

- Sử dụng hạt giống lúa cấp xác nhận.

- Trước khi ngâm ủ, nên lấy một ít hạt giống đại diện kiểm tra tỷ lệ nảy mầm. Nếu tỷ lệ nảy mầm đạt > 80%, mầm mọc đều, khỏe mới tiến hành ngâm ủ chính thức.

- Nếu lúa giống có ngày sản xuất trên 90 ngày nên phơi lại 2-3 giờ nắng nhẹ, mới tiến hành ngâm ủ.

- Ngâm giống: cho lúa vào nước hợp vệ sinh hoặc nước muối 15%  (15 kg muối + 100 lít nước /100 kg giống /10 phút) để loại bỏ hạt lép lững và xả lại bằng nước cho sạch. Sau đó ngâm hạt giống bình thường trong 24-36 giờ (trong quá trình ngâm chú ý rửa chua, nhờn).

* Đối với lúa giống mới thu hoạch còn miên trạng, cần ngâm giống trong dung dịch Axit nitric (HNO3) liều lượng 100 ml/100 lít nước/ 100 kg lúa giống/ 24-36 giờ, sau đó rửa giống cho sạch hết axit, tiến hành ủ bình thường.

- Ủ giống: cho hạt giống vào bao (bao không giữ nước), ủ kín thời gian 12 - 24 giờ, cho đến khi mầm lúa được 0,5 - 1,0 mm để thuận lợi cho việc kéo hàng. (Chú ý ủ giống hạt giống luôn ấm không để nóng hoặc lạnh quá sẽ làm giảm sức nẩy mầm).

Xử lý hạt giống bằng Cruiser Plus 312.5FS, Kola 600FS, Gaucho 600FS, Routine 200SC,… trước khi gieo để cây lúa sinh trưởng khoẻ, kháng một số loại sâu rầy tấn công (bù lạch, rầy nâu,…).

3. Biện pháp gieo sạ

- Lượng hạt giống cho sạ lan: 100-120 kg/ ha, sạ hàng: 80-100 kg/ ha.

- Gieo hàng bằng công cụ sạ hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.

IV. CHĂM SÓC

1. Phân bón:

Lượng phân bón cần cho 1 ha lúa: Phân hữu cơ 8-10 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh 1.000-1.500 kg/ ha, vôi bột 300-400 kg và (80-90) N – (50-60) P2O5 – (60-90) K2O, tương đương với (175-200) kg Urê – (300-400) kg Super lân – (100-150) kg Kali clorua (Kali đỏ).

Tuỳ theo mùa vụ và độ phì nhiêu của đất mà tăng giảm lượng phân bón.

Cách bón:

- Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng và lân (vôi bột: bón trước khi sạ 10- 15 ngày, phân chuồng và lân bón trước khi bừa trục lần cuối).

- Bón thúc lần 1 (7-10 NSS): 1/3 N + 1/2 K2O

- Bón thúc lần 2 (20-25 NSS): 1/3 N.

- Bón thúc lần 3 (40-45 NSS): 1/3 N + 1/2 K2O (bón khi lúa có tim đèn).

Nên sử dụng phân đơn để bón cho lúa.

Bón phân cân đối và sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng phân đạm thích hợp.

Ghi chú: - NSS: ngày sau sạ

2. Quản lý nước

Áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm "ướt khô xen kẽ". Trong bất kỳ giai đoạn nào của lúa chỉ cần giữ mực nước tối đa là 5 cm.

- Giai đoạn cây con (0-7 NSS): rút cạn nước trước khi sạ, đảm bảo ruộng đủ độ ẩm.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSS): Giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5 cm. Trong giai đoạn này vào lúc khoảng 30-35 NSS cần tháo cạn nước cho đất nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSS): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.

- Giai đoạn chín (65-95 NSS): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.

3. Phòng trừ cỏ dại:

Sử dụng thuốc hóa học để phun trừ cỏ, gồm có 02 nhóm thuốc:

+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm phun vào thời điểm từ 1-3 ngày sau sạ: Sofit 300EC, Ronstar 25EC, Sirius 10WP, ...

+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm phun vào thời điểm từ 5-10 ngày sau sạ: Sirius 10WP, Clincher 10EC, Facet 25SC, ...

* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học để trừ cỏ:

- Chuẩn bị đất kỹ: ruộng cần phải bừa trục kỹ, mặt ruộng tương đối bằng phẳng để thuốc phân bố đều và tiếp xúc tốt với cỏ.

- Quản lý nước:

+ Rút cạn nước, đất phải đủ ẩm trước khi phun thuốc.

+ Sau khi phun thuốc 2-3 ngày, cho nước vào ruộng, đất cần được giữ ẩm tốt trong vòng 3-5 ngày sau khi phun nhằm đảm bảo cho thuốc có đủ thời gian diệt cỏ hữu hiệu. Không nên để mặt ruộng bị khô, nứt nẻ.

- Thời điểm phun thuốc càng sớm càng hiệu quả, nhất là đối với thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm.

- Sử dụng đúng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc.

4. Phòng trừ sâu bệnh

- Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Thời kì từ 1-40 NSS không nên phun thuốc.

- Thăm đồng thường xuyên, theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh hại.

Sâu hại:

+ Ốc: Sử dụng thuốc có hoạt chất như: Saponin (Ocsanin 15GR, Golfatoc 150WP, Espace 5WP,…), Metaldehyde (Occa 15WP,Tatoo 150B,….), Niclosamide (Anpuma 700 WP,….) 

+ Nhện gié: Sử dụng thuốc có hoạt chất như: Quinalphos (Kinalux 25EC,..), Fipronil (Anpyral 800WG, Lexus 5SC, Lexus 800WG, Lexus 800WP,…), Sulfur (Sulox 80WP,….)

+ Bọ trĩ: Sử dụng thuốc có hoạt chất như: imidacloprid (Vicondor 50EC, Vicondor 700WP,…) Fipronil (Lexus 5SC, Lexus 800WG, Lexus 800WP,…), Abamectin (Abagro 1.8EC, Abatin 1.8EC,…)

+ Rầy nâu: Sử dụng thuốc có hoạt chất như: Pymetrozine (Chess 50WG,…), Fenobucarb (Bassa 50EC, Bassan 50EC,….), Imidacloprid (Admire 50EC, Armada 50EC,…), Clothianidin (Dantotsu 16WSG) hoặc nấm xanh Metarhizium anisoplae.

+ Sâu cuốn lá: Sử dụng thuốc có hoạt chất như: fipronil (Anpyral 800WG, Lexus 5SC, Regent 800Wg, Lexus 800WG, Lexus 800WP,…), Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Vitarko 40EC)

+ Sâu đục thân: Sử dụng thuốc có hoạt chất như: Chlorantraniliprole (Dupon Prevathon 5SC), fipronil (Regent 800WG),…

Bệnh hại

+ Đạo ôn: Sử dụng thuốc có hoạt chất như: Polyphenol (Chubeca 1.8SL, Fuji-one 40EC, Fuan 40EC, Beam 75WP,…), difenoconazole (Score 250EC,…), tricyclazole (Trizole 75WP,…), Azoxystrobin + Difenconazole (Amistar Top 325SC), Propiconazole (Filia 525SE), Difenconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC),.…

+ Cháy bìa lá (bạc lá): Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: nhóm gốc đồng, bronopol (Biomycine 40.5 WP, Totan 200WP, Xantoxin 40WP ….), Hexaconazole (Anvil 5SC), Azoxystrobin + Hexaconazole (Camilo 150SC), Pencycuron (Monceren 250SC),…

+ Vàng lá chín sớm: Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Azoxystrobin + Hexaconazole (Camilo 150SC), Azoxystrobin + Difenconazole (Amistar top 325SC), Azoxystrobin + Difenconazole + Hexaconazole (Cure Gold 375SC), Benomyl + Copperoxychloride (Viben–C 50WP), Carbendazim (Bavistin 50FL), …

+ Đốm vằn: Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Validamycin (Validacin 5L, Validan), Pencycuron (Monceren 250SC), Hexaconazole (Anvil 5SC), Difenconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC), Azoxystrobin + Hexaconazole (Camilo 150SC),  Cyproconazole (Bonanza 100SL), Trifloxystrobin + Tebuconazole (Nativo 750WG), Azoxystrobin + Difenconazole (Amistar Top 325SC), …

Lưu ý: Nông dân phun thuốc khi thật cần thiết, phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.

5. Phòng trừ chuột

- Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt,…./.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây