Kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu bệnh gây hại cây Chanh dây

Thứ năm - 16/11/2017 16:00 418 0

Chanh dây (chanh leo) là loại cây trồng mới chuyển đổi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, do đó sự sinh trưởng và tình hình sinh vật gây hại cho loài cây này còn khá mới lạ đối với nông dân.

Nằm giúp nông dân hiểu rõ hơn hơn về các loài sinh vật gây hại phổ biến trên cây chanh dây và biện pháp phòng trừ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh thông tin và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu bệnh gây hại cây chanh dây để nông dân tham khảo và áp dụng vào sản xuất.

I. Triệu chứng nhận dạng các loại sâu bệnh hại chính trên cây chanh dây

1. Bọ trĩ: Thysanoptera sp.

a. Đặc điểm hình thái sinh học:

- Trưởng thành có cơ thể rất nhỏ 1 – 2mm, hình trụ, râu đầu dài chiếm 1/3 thân, 2 cánh sau mảnh mai, một bên rìa cánh có lông dài.

- Trứng được đẻ rải rác bên trong mô lá, lúc mới đẻ trứng có màu trắng sữa sau đó có màu nhạt.

- Bọ trĩ non có hình dạng giống trưởng thành nhưng không có cánh.

b. Đặc điểm gây hại: Bọ trĩ là loài gây hại dạng chích hút, chúng thường gây hại ở hoa, lá, quả non làm cho hoa khó thụ phấn, quả khó hình thành, nếu bị nặng lá bạc màu và dị dạng do phản ứng với nước bọt của bọ trĩ, trái méo mó, biến dạng, bề mặt trái bị nám.

 

Hình 1:  Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên quả chanh dây

2. Bọ phấn (Bemisia tabacii)

a. Đặc điểm hình thái sinh học

- Trưởng thành rất linh hoạt, không thích ánh sáng trực xạ, ban ngày ở dưới mặt lá, khi bị động nhẹ lập tức bay vút lên. Trưởng thành có sức bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió. Khi trời nắng to hoặc mưa, bọ ít bay và thường nấp ở các lá gần mặt đất. Bọ trưởng thành hoạt động giao phối mạnh nhất lúc 5-6 giờ sáng và 4-5 giờ chiều. Trưởng thành sống được 6 - 23 ngày.

- Trứng được đẻ ở mặt dưới lá bánh tẻ từng trứng riêng lẻ hoặc từng ổ 4-5 quả. Một con cái đẻ từ 50-85 quả trứng, sau khoảng 7-14 ngày trứng nở thành bọ phấn non (ấu trùng).

- Bọ phấn non có màu trắng hơi xanh hình oval, tuổi 1 di chuyển chậm, tuổi 2-3 sống và gây hại cố định ở một chỗ. Bọ phấn non thường gắn chặt vào bề mặt lá vì chân bị thoái hoá. Giai đoạn ấu trùng từ 14 – 35 ngày.

 

Hình 2: Trưởng thành bọ phấn

b. Đặc điểm gây hại:

- Bọ phấn là loài gây hại dạng chích hút, chúng thường xâm nhập vào bộ phận hoa, lá, quả non để chích hút làm cho hoa khó thụ phấn, quả khó hình thành.

- Bọ phấn tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cây suy yếu, bị héo, vàng lá.

- Chất bài tiết của bọ phấn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Bọ phấn thường gây hại trong mùa khô, chúng phân tán nhờ gió.

- Bọ phấn là môi giới truyền virus gây bệnh xoăn lá.

(file tài liệu kỹ thuật chi tiết kèm theo)1511-BVTV-sau benh gay hai chanh day.pdf

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây