Sự lưu hành vi rút cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng và hướng dẫn sử dụng vắc xin trên địa bàn tỉnh

Thứ tư - 18/04/2018 17:00 488 0

Nhằm giúp các địa phương cập nhật tình hình lưu hành vi rút Cúm gia cầm (CGC) , Tai xanh trên heo, Lỡ mồm long móng gia súc và có kế hoạch tiêm phòng phù hợp với tình hình dịch tễ. Cục Thú y đã có Công văn số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017 về việc Thông báo lưu hành vi rút Cúm gia cầm, tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin; Công văn số 2168 /TY-DT ngày 05/10/2017 thông báo lưu hành vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin gửi đến Sở Nông nghiệp và PTNT và Chi Cục Thú y/ Chi cục Chăn nuôi – Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.  Nội dung như sau:

A. Sự lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Tai xanh, Lở mồm long móng trên toàn quốc.

1. Đối với bệnh Cúm gia cầm

- Lưu hành vi rút: Kết quả chẩn đoán, xác định chủng vi rút CGC của Cục Thú y cho thấy vi rút CGC lưu hành tại Việt Nam từ đầu năm 2017 đến nay là 02 chủng A/H5N1 và A/H5N6. Chủng vi rút CGC cúm A/H5N1 lưu hành ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong khi đó chủng vi rút CGC A/H5N6 lưu hành chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Trung.

Về cơ bản, vi rút cúm A/H5N1 năm 2017 thuộc nhánh 2.3.2.1c và không có biến đổi nhiều về di truyền; vi rút cúm A/H5N6 có xu hướng biến đổi tách thành một phân nhánh riêng so với các vi rút cúm A/H5N6 được phát hiện trước đây. Cục Thú y đang tiếp tục giám sát, đánh giá sự biến đổi của phân nhánh này và sẽ tiếp tục cập nhật trong các thông báo sau.

 - Vắc xin phòng bệnh:

+ Vắc xin cúm H5N1 Navet-Vifluvac sử dụng để phòng bệnh CGC do vi rút cúm A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 gây ra đạt bảo hộ 80%. Đối với vi rút cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c tỷ lệ bảo hộ đạt 60%.

+ Vắc xin cúm H5N1 Re-6 sử dụng để phòng bệnh CGC do vi rút cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c gây ra đạt bảo hộ 90%. Đối với vi rút cúm A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 tỷ lệ bảo hộ đạt 20%.

+ Vắc xin cúm H5N1 Re-5 sử dụng để phòng bệnh CGC do vi rút cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c gây ra đạt bảo hộ 80%. Đối với vi rút cúm A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 tỷ lệ bảo hộ đạt 60%.

2. Bệnh Tai xanh trên heo

 - Lưu hành vi rút: Trong năm 2017, toàn quốc không phát sinh ổ dịch Tai xanh. Vi rút Tai xanh lưu hành tại Việt Nam thuộc chủng Bắc Mỹ.

- Vắc xin phòng bệnh: Về cơ bản, các loại vắc xin phòng bệnh tai xanh trên heo được phép lưu hành tại Việt Nam vẫn đảm bảo hiệu lực trong phòng, chống dịch.

3. Bệnh Lở mồm long móng

- Lưu hành vi rút: kết quả chẩn đoán định type vi rút cho thấy, vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam trong năm 2017 thuộc type O và type A. Virút LMLM type O lưu hành tại Việt Nam từ cuối năm 2015 cho đến nay chủ yếu là dòng Mya-98, Ind2001 và Cathay; vi rút type A thuộc dòng Asia.

- Vắc xin phòng bệnh:

* Đối với vắc xin nhị giá type O&A phải có:

+ Tối thiểu 02 trong 04 kháng nguyên type O gồm: O3039 , OTaw98 ,  OManisa , OTur 5/09  trong một liều tiêm.

+ Tối thiểu 02 trong 03 kháng nguyên type A gồm: A22Irq , AMay97,  ATur06 trong một liều tiêm.

* Đối với vắc xin đơn giá type O: phải có tối thiểu 02 trong số 04 kháng nguyên O3039 , OTaw98 ,  OManisa , OTur 5/09,  trong một liều tiêm.

- Sử dụng vắc xin nhị giá type O&A tại những địa phương có sự lưu hành của vi rút LMLM type A hoặc lưu hành cả 02 type O,A; địa phương có nguy cơ cao đối với sự xâm nhập của vi rút LMLM type A; địa phương có phát sinh ổ dịch LMLM nhưng không lấy được mẫu để xác định type vi rút gây bệnh.

- Sử dụng vắc xin đơn giá type O tại các địa phương không có sự lưu hành của vi rút LMLM type A trong 03 năm gần đây.

B . Sự lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Tai xanh, Lở mồm long móng ở địa bàn tỉnh.

- Theo Công văn số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017  của Cục thú y; Công văn số 2168 /TY-DT ngày 05/10/2017 của Cục Thú y. Sự lưu hành vi rút Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau:

+  Cúm gia cầm:  vi rút  gây bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh là vi rút cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c

+ Tai xanh trên heo: vi rút Tai xanh lưu hành thuộc chủng Bắc Mỹ.

+ Lở mồm long móng gia súc: vi rút LMLM lưu hành trong tỉnh thuộc type O

C. Khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh về sử dụng vắc xin phòng bệnh:

- Đối với vắc xin Cúm gia  cầm: do chủng vi rút Cúm gia cầm lưu hành trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c nên Chi cục khuyến cáo các hộ chăn nuôi gia cầm sử dụng vắc xin có tỉ lệ bảo hộ đạt 90%

- Đối với vắc xin Tai xanh: trên thị trường có nhiều loại vắc xin có loại vắc xin  sản xuất từ các vi rút thuộc chủng Bắc Mỹ  có loại vắc xin sản xuất từ  các vi rút  thuộc chủng Châu Âu. Do việc lưu hành vi rút tai xanh  gây bệnh cho heo trên địa bàn tỉnh thuộc chủng Bắc Mỹ, bà con chăn nuôi nên sử dụng vắc xin được sản xuất từ các vi rút  gây bệnh thuộc chủng  Bắc Mỹ sẽ có hiệu quả phòng bệnh cao

- Đối với vắc xin LMLM: do vi rút gây bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh  là typ O, để phòng bệnh bà con chăn nuôi có thể sử dụng các loại vắc xin phòng bện LMLM typ O trong thành phần phải có tối thiểu hai kháng nguyên OManisa , ­­ O3039 trong tổng số 4 kháng nguyên OManisa , ­­ O3039, OTaw98, OTur 5/09                                                       

Trong thực tế, hiệu quả của vắc xin phòng bệnh phụ thuộc rất lớn vào sự tương đồng kháng nguyên của týp vi rút chứa trong lọ vắc xin và týp vi rút gây bệnh đang lưu hành. Vì vậy hãy lựa chọn vắc xin phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt hiệu quả bảo hộ cao.

Bà con chăn nuôi có thể liên hệ với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Địa chỉ:  021 Phan Chu Trinh, Phường 2, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh để được hướng dẫn sử dụng vắc xin phòng bệnh LMLM gia súc, Tai xanh trên heo, Cúm gia cầm./.

                                                          Phòng Dịch tễ Thú y - Chi cục Chăn nuôi và Thú y

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây